Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc thay thế buprenorphine: Thêm lựa chọn cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện

Nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP), hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, cả về sức khỏe, an ninh, trật tự và phát triển kinh tế xã hội.

Ở nước ta, điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng methadone đã được tiến hành trong 10 năm qua, đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, gia đình và cộng đồng. Thế nhưng giờ đây lại có thêm thuốc thay thế buprenorphine, giúp tăng thêm cơ hội, sự lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân này...

60% người nghiện ma túy là các chất dạng thuốc phiện

Ở nước ta, theo báo cáo của Bộ Công an, cuối năm 2018 có khoảng hơn 220.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó trên 60% là nghiện các chất dạng thuốc phiện. Người nghiện chất dạng thuốc phiện, tiêm chích ma túy là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV cao do sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy.

Nghiện ma túy được coi là bệnh mạn tính của não bộ, hiện chưa có phương thuốc đặc hiệu để chữa khỏi. Các giải pháp cai nghiện hiệu quả không cao, tỷ lệ tái nghiện lên đến trên 90%. Vì vậy, trên thế giới, điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế hiện được coi là một trong những giải pháp ưu việt nhất hiện nay, chủ yếu là điều trị bằng methadone và buprenorphine.

Hiện cả nước đã có hơn 54.000 người nghiện các chất dạng thuốc phiện đang được điều trị bằng methadone. Mặc dù methadone là biện pháp an toàn và hiệu quả cao, tuy nhiên, việc bệnh nhân phải đến cơ sở y tế hàng ngày để uống cũng là một trở ngại trong duy trì điều trị, nhất là với bệnh nhân các tỉnh miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa.

thuoc-thay-the-buprenorphine-them-lua-chon-cho-nguoi-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-1

Và việc triển khai điều trị buprenorphine

Trên thế giới, buprenorphine được sử dụng để điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện từ năm 1995 tại Pháp và hiện nay đã có 40 quốc gia trên thế giới áp dụng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa buprenorphine vào danh mục thuốc thiết yếu từ năm 2005. Theo báo cáo của WHO năm 2015, khu vực châu Âu đã có tới 59% các nước đang triển khai điều trị bằng buprenorphine.

Tại Việt Nam, điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc buprenorphine đã được thí điểm ban đầu từ năm 2015 trong khuôn khổ hai nghiên cứu của Trường đại học Y Hà Nội và Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đánh giá hiệu quả của điều trị buprenorphine cho thấy: Buprenorphine ngoài lợi ích tương tự như methadone là giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện giảm lệ thuộc vào heroin hoặc thuốc phiện, giảm hội chứng cai; phòng được các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan b, viêm gan C; giảm tử vong do dùng quá liều heroin; giảm các hành vi phạm pháp; giúp người nghiện phục hồi chức năng tâm lý xã hội, lao động và hòa nhập cộng đồng thì buprenorphine có tác dụng kéo dài tới 72 giờ, nên khi điều trị bằng buprenorphine người bệnh chỉ cần 2-3 ngày mới phải đến cơ sở y tế một lần. Từ đó cũng giảm đáng kể thời gian đi lại cho người bệnh nhất là những bệnh nhân ở xa, nên tăng sự tuân thủ điều trị. Do không có tương tác thuốc, nên điều trị buprenorphine ở người nghiện ma túy nhiễm HIV đang điều trị ARV cũng không cần phải tăng liều thuốc ARV và liều buprenorphine; buprenorphine  cũng ít tác dụng phụ hơn...

TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, mặc dù thuốc đã triển khai tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên lại là mới ở Việt Nam, do vậy Cục Phòng, chống HIV/AIDS dự kiến: Giai đoạn đầu triển khai thí điểm tại một số tỉnh, ưu tiên các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như: Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Thanh Hóa. Những tỉnh này trước tiên là triển khai tại các cơ sở điều trị methadone. Sau đó có thể cấp phát thuốc về cho nhân viên y tế thôn bản để họ cấp cho bệnh nhân nhằm giảm quãng đường và thời gian đi lại của bệnh nhân. Sau giai đoạn thí điểm, tùy kết quả, Cục Phòng, chống HIV/AIDS có thể sẽ tham mưu cho Bộ Y tế triển khai rộng rãi ra toàn quốc như điều trị methadone hiện nay.

Hiện nay, thuốc buprenorphine đang được cấp miễn phí từ nguồn dự án hỗ trợ và khi hết dự án Nhà nước sẽ mua từ ngân sách để cấp miễn phí cho bệnh nhân. Một số cơ sở điều trị sẽ thu phí dịch vụ để phục vụ cho việc duy trì điều trị của bệnh nhân giống như điều trị methadone.Bệnh nhân có thể trao đổi với thầy thuốc tại cơ sở điều trị methadone trước điều trị để biết thêm thông tin chi tiết.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm HIV và quan hệ tình dục an toàn

Thu Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm