Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm có phải nguyên nhân gây nóng?

Đối thoại giữa hai chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng với MC Hồng Vân tại buổi tọa đàm do Zing tổ chức đã làm sáng tỏ vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ, đó là: Nóng!

Nóng do nhiều nguyên nhân – Đừng “đổ tội” cho thực phẩm

Dù nhìn nhận dưới hai góc độ khác nhau thì cả chuyên gia Đông và Tây y đều cho rằng, thực phẩm không phải là nguyên nhân gây nóng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Theo TS.BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, nóng là khái niệm gắn liền với y học phương Đông, chỉ một tình trạng thường gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, được biểu hiện dưới nhiều hình thức như nổi mụn nhọt, nhiệt miệng, phát ban, táo bón, tiểu ít, môi khô nứt nẻ… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chức năng của phủ tạng yếu, không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên các chức năng giải độc hoạt động không hiệu quả. Các chất độc tích tụ lại trong cơ thể là môi trường thuận lợi để phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, và nóng trong người.

Còn theo quan điểm của y học phương Tây, PGS.TS. Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, người bị nóng trong trong có thể cảm giác nóng ở toàn bộ cơ thể hay một phần nào đó trong cơ thể. Thực tế, một người bị nóng trong cảm thấy nhiệt độ cao bên trong cơ thể nhưng nhiệt độ bên ngoài có thể hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau như chế độ ăn mất cân bằng, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích (đồ uống hay thực phẩm có chứa caffeine), thực phẩm chức năng, thuốc hay do yếu tố bệnh lý.

Do đó, không thể quy kết một thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Giải mã những đồn thổi về thực phẩm gây nóng

Nếu như các tín đồ của vải, nhãn, mận đào, dứa, sầu riêng… thường phải e ngại do những thực phẩm này được cho là gây nóng cho cơ thể, thì giờ đây, cả hai chuyên gia đều khẳng định những kinh nghiệm dân gian truyền miệng ấy là không chính xác. PGS.TS. Lê Bạch Mai giải thích, thực phẩm nóng hay lạnh không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan vị giác, khứu giác, tiêu hóa... mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Trong y học hiện đại hoàn toàn không có khái niệm thực phẩm nóng.

Nhìn nhận dưới góc độ của y học phương Đông, TS.BS. Trương Hồng Sơn cho biết, thực phẩm nóng là thực phẩm có tính nhiệt. Tuy nhiên, thực phẩm nóng không hẳn là nguyên nhân gây nóng vì cơ thể mỗi người lại có thể hàn và thể nhiệt khác nhau, nên có người ăn thực phẩm thấy gây ra nóng còn người khác lại thấy bình thường. Vì thế có nhiều người ăn mận, nhãn sầu riêng hay uống cafe không sao nhưng có thể với người khác lại có phản ứng đối với cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm bạn tưởng là nóng nhưng không phải

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm