Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 nguyên tắc để có một bữa ăn lành mạnh

Cuộc sống hiện đại khiến bạn gặp nhiều nguy cơ hơn từ các thực phẩm hàng ngày, các gian hàng trong siêu thị và những nguy hiểm từ những thực phẩm chế biến sẵn.

Nhưng tin tốt là nếu bạn làm theo 10 nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ có thể có một bữa ăn lành mạnh cho sức khỏe. Đây có thể sẽ là lời chỉ dẫn thú vị cho bạn khi mua thực phẩm hoặc ăn uống. Nếu bạn tuân thủ được hoàn toàn chúng, bạn sẽ có thể ăn được những thực phẩm tươi, an toàn, tránh được nguy cơ của rất nhiều bệnh mạn tính nguy hại cho cơ thể. Hãy tuân thủ những nguyên tắc này để có thể khỏe mạnh hơn, giảm được cân và cảm thấy thoải mái hơn

1. Hạn chế tối đa dùng thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chế biến sẵn

Đương nhiên cũng có một số sản phẩm đóng gói khá tuyệt như hoa artiso, hạt tiêu rang,… nhưng bạn nên thật tỉnh táo khi chọn sản phẩm. Hãy đọc nhãn trên bao bì sản phẩm và luôn chú ý đến 2 điều sau: danh sách thành phần và tỷ trọng dinh dưỡng của các thanh phần đó.

Nên thận trọng với những sản phẩm mà thực phẩm chính lại ở cuối danh sách và đường hay muối lại ở đầu danh sách. Thường thì danh sách đó được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khối lượng các thành phần trong sản phẩm và nguyên liệu đứng đầu bao giờ cũng là nhiều nhất.

Bạn cũng nên chú ý tới những thành phần không có trong danh sách, chúng không được viết vào nhãn có thể vì bao bì quá nhỏ, hoặc chúng được thêm vào trong khi ở kho hoặc được làm ở những nhà máy nhỏ. Nên cẩn thận với những đồ như vậy.

2. Nếu là đồ ăn đã được đóng gói, bạn chỉ nên dùng những đồ ăn có ít hơn 5 thành phần trong đó.

Nếu có trên 5, tốt nhất hãy vứt nó đi. Cũng nên cẩn thận với những đồ ăn có mác tốt cho sức khỏe như những loại đồ uống thể thao. Đã có nhiều gói khoai tây chiên kỹ với nhãn không chứa gluten, thực phẩm hữu cơ, không chứa nguyên liệu nhân tạo, không đường và chứa không quá 5 thành phần. Nghe có vẻ ổn phải không? Nhưng nên ghi nhớ rằng, cola hoàn toàn không chứa chất béo nhưng điều đó không thể khiến nó trở thành một loại đồ ăn có lợi cho sức khỏe.

3. Hạn chế đường tối đa

Nếu đường, dưới mọi cái tên như mật mía tự nhiên, mật ong, siro từ mía, và các loại mật khác, có trong nhãn thành phần thì nên tránh xa chúng. Một chai tương cà chua ketchuo có thể chứa tới 33 thìa cafe đường. Gạo trắng và bột mỳ là sản phẩm chứa nhiều tinh bột và sẽ chuyển hóa thành đường trong cơ thể. Nếu bạn mắc tiểu đường và béo bụng, bạn phải tránh xa các loại đường và tinh bột, kể cả trong các loại hạt nguyên cám.

4. Nên tránh xa những đồ ăn có hàm lượng fructose cao như siro bắp.

Đây là một loại chất lỏng siêu ngọt nhưng không cung cấp bất kỳ năng lượng nào cho cơ thể. Một số siro bắp hàm lượng fructose cao còn chứa thủy ngân là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất. Rất nhiều chất lỏng giàu calo như soda, nước ép, nước tăng lực, chứa rất nhiều sản phẩm phụ độc hại của quá trình chuyển hóa, và chúng thường có nhiều dấu hiệu của chất lượng kém và thực phẩm chế biến.

5. Tránh xa những thức ăn có chứa chữ “hydro hóa” trên nhãn

Đó là dấu hiệu cho thấy có chất béo tự do, dầu thực vật đã biến đổi qua một quá trình hóa học để chuyển thành những phân tử nhỏ hơn. Chúng giúp giữ thực phẩm đươc lâu hơn nhưng có thể gây ra bệnh tim, tiểu đường, ung thư. Thành phố New York và hầu hết châu Âu đều đã cấm chúng và bạn cũng nên vậy.

6. Tránh xa những loại dầu ăn đã tinh chế như ngô, đậu nành,… cũng nên tránh những thực phẩm chiên rán.

7. Tránh xa những nguyên liệu mà bạn không nhận ra, và chỉ được viết bằng tiếng Latinh.

8. Tránh xa những thực phẩm chứa chất bảo quản, chất phụ gia, chất tạo màu, phẩm màu, hương liệu tự nhiên, hoặc hương vị chứa MSG (monosodium glumate)

10. Tránh xa những thực phẩm có chất tạo ngọt nhân tạo, 

Aspartame, Splenda, sucralose, đường rượu, hoặc tất cả những chất tận cùng bằng đuôi “ol” như xylitol, sorbitol. Chúng làm bạn nhanh đói hơn, làm chậm quá trình chuyển hóa, tạo đầy hơi và dự trữ nhiều mỡ thừa ở bụng.

Nếu thực phẩm đến trực tiếp từ nông trại, không qua chế biến hóa học, chúng sẽ an toàn. Nếu chúng được lớn lên trên cây thì đó mới là những thứ bạn nên giữ lại.

Đó là 10 nguyên tắc đầu tiên cho một lối sống lành mạnh. Đó là một hướng dẫn đơn giản để có thể tránh xa rắc rối và mang tới cho bạn một thực đơn dễ áp dụng. Những lợi ích có thể mang lại là dinh dưỡng cân bằng, duy trì cân nặng khỏe mạnh và bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh nguy hiểm.

Từng bữa ăn của bạn sẽ ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe của bản thân và gia đình, mà còn ảnh hưởng tới cách sản xuất thức ăn, tiêu thụ năng lượng, thay đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Bạn có nhiều sức mạnh hơn bạn nghĩ đó. Hãy sử dụng chúng 1 cách hữu ích nhé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đường và chất làm ngọt

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - The science of eating
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm