Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thức ăn nào TỐT cho tuyến giáp?

Tuyến giáp có hình bướm, nằm ở cổ, có tác dụng điều chỉnh sự trao đổi chất, điều chỉnh nhiệt độ, nhịp tim và nhiều thứ khác nữa. Tuyến giáp là cơ quan hoạt động thầm lặng và số thời gian, tuyến giáp hoạt động rất trơn tru nên chúng ta thường quyên mất sự có mặt của tuyến giáp.

Thức ăn nào giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn?

Tuyến giáp hoạt động kém là khi tuyến giáp không sản xuất đủ hoocmôn thyroid dẫn đến việc tăng cân, uể oải, trầm cảm và nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh. Ngược lại, tuyến giáp hoạt động quá mức xảy ra khi sản xuất ra quá nhiều hoocmôn thyroid, và có thể gây ra sụt cân, nhịp tim bất thường, vã mồ hôi, căng thẳng và dễ bị kích động.

Gen, các bệnh tự miễn, căng thẳng và chất độc của môi trường có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Bởi vậy, bữa ăn của bạn, một yếu tố bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được, cũng sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Dưới đây là những đồ ăn có thể giữ cho tuyến giáp của bạn luôn khỏe mạnh cùng với những đồ ăn mà bạn nên tránh.

Tốt: Rong biển

Tuyến giáp cần iot để hoạt động bình thường và sản xuất ra đủ hoocmôn thyroid. Nếu không đủ iot, bạn sẽ có nguy cơ bị suy giáp hoặc bướu cổ (tình trạng tuyến giáp to ra để bù cho sự thiếu hụt hoocmôn thyroid). Đa số mọi người không gặp vấn đề gì để có đủ iot từ thức ăn, nhưng nếu bạn là người ăn nhạt hoặc ăn chay, bạn có thể cần thêm iot từ những nguồn khác.

Rong biển có chứa rất nhiều iod, nhưng hàm lượng khác nhau giữa các loại rong biển, dao động từ 11% cho đến 1.989% lượng iot bạn cần trong khẩu phần ăn. Bởi vì rong biển chứa rất nhiều iot, nên bạn không nên ăn sushi cả 7 ngày trong tuần. Quá nhiều iot có thể làm hại tuyến giáp của bạn. Để tận dụng tốt nhất iot có trong rong biển, lời khuyên được đưa ra là bạn chỉ nên ăn một bữa salad rong biển tươi một tuần (ngoài sushi).

Tốt: Sữa chua và sữa

Ngoài rong biển, các sản phẩm làm từ sữa cũng có rất nhiều iot. Sữa chua không đường, ít béo có thể là một lựa chọn tốt, có thể cung cấp khoảng 50% lượng iot bạn cần trong khẩu phần ăn. Đa số iot trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Mỹ đến từ sữa. Uống một ly sữa ít béo, bạn có thể có khoảng 1/3 nhu cầu iot một ngày. 

Một lựa chọn khác: bổ sung vitamin D vào trong sữa. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy những người bị suy giáp thường có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao hơn những người khỏe mạnh. Do vậy, ngoài sữa, phomát cũng có thể là một lựa chọn tốt. Một miếng pho mát có thể chứa khoảng 12 gam iot và 7 IU vitamin D.

Tốt: Thịt gà và thịt bò

Kẽm là một chất dinh dưỡng khác cần cho tuyến giáp. Cơ thể cần kẽm để sản xuất ra hoocmôn thyroid. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giáp. Và nếu bạn đã bị suy giáp, bạn cũng có thể sẽ bị thiếu kẽm bởi hoocmôn thyroid giúp bạn hấp thu các chất khoáng tốt hơn. Khi tình trạng này xảy ra, bạn cũng có thể sẽ gặp các tác dụng không mong muốn khác như rụng tóc quá mức. Đây là một tình trạng tự miễn có thể tấn công các nang tóc và làm tóc rụng.

Bạn có thể đã có đủ kẽm rồi, nhưng nếu bạn ăn không đa dạng hoặc bạn có các rối loại tiêu hóa làm cản trở quá trình hấp thu kẽm, bạn có thể có nguy cơ bị thiếu kẽm. Thịt là một nguồn cung cấp kẽm rất tốt. Khoảng 70 gam thịt bò nướng khô có chứa khoảng 7mg kẽm, khoảng 70 gam nhân bánh là thịt bò cung cấp khoảng 3 mg kẽm và 70 gam thịt gà có chứa khoảng 2.4 mg kẽm.

Tốt: Cá

Từ khi iot được tìm thấy trong đất và nước biển, cá được coi là một nguồn cung cấp iot rất tốt. Từ rất lâu, các nhà khoa học đã biết rằng, những người sống ở vùng sâu vùng xa hoặc sống trên núi, không gần biển có nguy cơ bị bướu cổ cao hơn. Khoảng 70 gam cá tuyết bỏ lò cung cấp khoảng 99 microgam iot, tương đương khoảng 66% nhu cầu khuyến nghị một ngày. Cá ngừ đóng hộp cũng là một lựa chọn tốt. 70 gam cá hồi đóng hộp  có chứa khoảng 17 microgam iot, tương đương 11% nhu cầu khuyến nghị một ngày.

Tốt: Hải sản có vỏ cứng

Hải sản có vỏ cứng như tôm hùm và tôm thường cũng là nguồn cung cấp iot tốt cho cơ thể. 3-4 miếng tôm có thể chứa khoảng hơn 20% nhu cầu iot huyến nghị một ngày. Hải sản có vỏ cứng cũng là nguồn cung cấp kẽm rất tốt. 70 gam cua và tôm hùm có cung cấp tương ứng 6.5 mg và 3.4 mg kẽm

Tốt: Trứng

Một quả trứng có thể chứa khoảng 16% iot và 20% selen bạn cần trong ngày. Và đa số iot và selen nằm trong lòng đỏ của trứng.

Tốt: Quả mọng nước

Bữa ăn tốt cho tuyến giáp không chỉ chứa iot, selen và vitamin D mà còn cần phải có những chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy những người bị suy giáp thường có số lượng các gốc tự do có hại cao hơn là những người không mắc bệnh.

Những quả mọng nước là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt nhất. Trong số hơn 3.000 loại thức ăn thì dâu rừng, mâm xôi và việt quất là những loại quả đặc biệt chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa.

Không tốt: Gluten (nếu bạn bị tiêu chảy phân mỡ)

Người bị tiêu chảy phân mỡ - bệnh tự miễn do không dung nạp gluten thường có nguy cơ gặp các vấn đề về tuyến giáp cao hơn. Ăn bữa ăn không chứa gluten có thể giúp bạn kiểm soát những triệu chứng của tiêu chảy phân mỡ và có thể bảo vệ tuyến giáp của bạn. Trừ khi bạn bị tiêu chảy phân mỡ hoặc có ác cảm với gluten, nếu không, bạn không nên tránh ăn bánh mỳ bởi nhờ một số quá trình chế biến, bánh mỳ có thể sẽ chứa một lượng iot nhất định

Không tốt: Đồ ăn chế biến sẵn

Nếu bạn nghĩ đến việc tăng lượng muối tiêu thụ và nghĩ rằng nên tăng ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn, hãy nghĩ lại. Hơn 75% lượng muối tiêu thụ một ngày đến từ đồ ăn nhà hàng, thực phẩm đóng gói sẵn hoặc chế biến sẵn. Nhưng những nhà sản xuất không nhất thiết sẽ sử dụng muối iot khi chế biến. Và trên thực tế, gần như họ không bao giờ sử dụng muối iot cả. Bởi vậy, bạn có thể sẽ ăn quá nhiều muối mà chẳng có thêm một lượng iot nào.

Không tốt: Đồ ăn nhanh

Cũng giống như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh cũng không được chế biến bằng muối iot. Và kể cả khi chúng được chế biến bằng muối iot, cũng không thể giúp chúng ta có thêm iot cho cơ thể. Một nghiên cứu năm 2010 tại Mỹ kiểm tra đồ ăn nhanh của 2 nhà hàng ở Boston cho thấy lượng iot trong đó là rất thấp.

Thông tin thêm tham khảo trong bài viết: 9 loại thực phẩm nên tránh khi bị suy giáp

PGS.TS.Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm