Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 loại thực phẩm nên tránh khi bị suy giáp

Suy giáp là một tình trạng bệnh cần phải được kiểm soát chặt chẽ, và những gì bạn ăn có thể làm cản trở quá trình điều trị bệnh.

9 loại thực phẩm nên tránh khi bị suy giáp

Một số chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tuyến giáp, và một số loại thức ăn nhất định có thể làm ức chế khả năng hấp thụ các hormone thay thế của cơ thể trong quá trình điều trị bệnh về tuyến giáp.

Không có một chế độ ăn cụ thể dành cho người bị suy giáp, nhưng ăn uống một cách khoa học có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn cho dù đang có bệnh.

Dưới đây là 9 loại thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn để kiểm soát tốt hơn bệnh suy giáp.

Đậu nành

Hormone estrogen có thể cản trở khả năng sử dụng hormone tuyến giáp. Đậu nành chứa đầy phytoestrogen có nguồn gốc thực vật và một số nhà nghiên cứu cho rằng, quá nhiều đậu nành có thể làm gia tăng nguy cơ mắc suy giáp. Những người bị bệnh suy giáp nên ăn một lượng vừa phải đậu nành. Tuy nhiên, do đậu nành chưa được chính thức công nhận là có liên quan đến bệnh suy giáp nên chưa có hướng dẫn cụ thể nào về chế độ ăn dạng này.

Các loại rau cải

Các loại rau cải, ví dụ như súp lơ xanh hoặc cải bắp, có thể làm cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, đặc biệt là ở những người bị thiếu i-ốt. Ăn những loại rau này có thể ngăn chặn khả năng hấp thu i-ốt của cơ thể, trong khi i-ốt lại rất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp.

Những người bị suy giáp nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, súp lơ trắng, cải Brussel, cải xoăn và cải thìa. Tuy nhiên quá trình nấu chín những loại rau này có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của rau cải lên tuyến giáp. Và ăn rau cải dưới 140g/ngày được cho là không có ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng tuyến giáp.

Gluten

Những người bị suy giáp nên cân nhắc ăn một lượng tối thiểu gluten – loại protein tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn từ lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại hạt khác. Gluten có thể gây kích thích ruột non và có thể cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn ăn gluten, hãy đảm bảo rằng bạn chọn các loại còn nguyên cám, vì chúng có nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể cải thiện các bất thường ở ruột – một triệu chứng thường gặp trong bệnh suy giáp.

Và đảm bảo rằng bạn đã uống các loại thuốc điều trị bệnh suy giáp trước khi ăn các loại thức ăn giàu chất xơ vài giờ để ngăn chặn việc kém hấp thu hormone tuyến giáp tổng hợp.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Chất béo được cho là phá vỡ khả năng hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Chất béo cũng làm cản trở khả năng sản xuất ra hormone của tuyến giáp. Một số chuyên gia khuyên rằng, bạn nên cắt giảm tất cả các loại thức ăn dầu mỡ và giảm tiêu thụ chất béo từ các nguồn khác như bơ, sốt mayonnaise, margarine và mỡ từ thịt động vật.

Đồ ăn nhiều đường

Bệnh suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn rất dễ bị tăng cân nếu không kiểm soát tốt chế độ ăn. Bạn nên tránh ăn các loại thức ăn có nhiều đường bởi chúng chứa rất nhiều calo rỗng (calo không chứa chất dinh dưỡng). Tốt nhất bạn nên giảm lượng đường ăn vào và cố gắng để loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi bữa ăn.

Đồ ăn chế biến sẵn

Đồ ăn chế biến sẵn chứa rất nhiều muối và những người bị suy giáp nên tránh ăn muối. Bệnh suy giáp làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, và ăn nhiều muối sẽ làm nguy cơ này tăng cao hơn nữa.

Hãy đọc kỹ thông tin trên các nhãn dinh dưỡng của các đồ ăn đóng gói và chế biến sẵn để tìm được những loại chứa ít muối nhất. Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp nên hạn chế lượng muối tiêu thụ dưới 1500mg/ngày.

Không ăn quá nhiều chất xơ

Ăn đủ chất xơ là tốt cho sức khỏe nhưng quá nhiều chất xơ có thể làm phức tạp thêm quá trình điều trị bệnh suy giáp của bạn. Một số hướng dẫn dành cho người bệnh suy giáp gần đây khuyến cáo rằng, người cao tuổi chỉ nên tiêu thụ từ 20-35 gam chất xơ một ngày.

Lượng chất xơ nhận được từ ngũ gốc, rau xanh, hoa quả, các loại đậu ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn gây cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều chất xơ, hãy hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có cần phải sử dụng thuốc thay thế hormone với liều cao hơn hay không. Liều thuốc của bạn có thể sẽ cần phải tăng lên để bạn hấp thu đủ số thuốc cần thiết.

Cà phê

Caffein được cho là làm ngăn chặn hấp thu hormone thay thế hormone tuyến giáp. Những người đang sử dụng các thuốc điều trị suy giáp và có thói quen uống cà phê buổi sáng sẽ không kiểm soát được lượng hormone tuyến giáp. Bởi vậy, bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc. Sau đó, đợi ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc mới nên uống cà phê.

Rượu

Uống rượu có thể phá hủy cả lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể và cả khả năng sản xuất ra hormone của tuyến giáp. Rượu được cho là có ảnh hưởng độc hại lên tuyến giáp và ngăn chặn khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Lý tưởng nhất, những người bị suy giáp nên bỏ hẳn rượu hoặc chỉ nên uống với một lượng vừa phải và hết sức thận trọng. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 sai lầm khi sử dụng thuốc suy giáp

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm