Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu ngủ và những ảnh hưởng xấu đến tầm vóc

Giấc ngủ không chỉ có tác dụng giúp trẻ khôi phục lại thể lực, sự dẻo dai mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Ngủ đủ giấc bao gồm ngủ trưa ban ngày và nhất là giấc ngủ ban đêm - là điều quan trọng để đảm bảo cho trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và có chiều cao tối ưu.

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tầm vóc như thế nào?

Giấc ngủ và hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng của con người, viết tắt là GH, là một yếu tố vô cùng quan trọng có tính quyết định cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em ở mọi lứa tuổi. Được sinh ra từ tuyến yên, hormone này được tìm thấy ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển có nồng độ cao hơn rất nhiều so với người lớn. Hormone này kích thích và điều hòa quá trình phát triển của tất cả các bộ phận của cơ thể - từ xương đến cơ bắp và dây thần kinh.

Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi. Một triệu chứng khác của thiếu hormone tăng trưởng là giảm độ vững chắc của xương, vừa có thể dẫn đến chậm phát triển chiều cao, thấp còi, vừa có thể làm cho xương dễ bị gãy hơn. Do vậy, việc sản xuất đủ hormone tăng trưởng GH là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Mặc dù dinh dưỡng thích hợp và hoạt động thể dục thường xuyên đóng một vai trò trong sản xuất GH, giấc ngủ lại là yếu tố lớn nhất và mang tính quyết định cho sự sản sinh hormone này. GH được tiết ra trong ngày, nhưng được giải phóng với lượng lớn nhất khi trẻ bước vào giai đoạn ngủ sâu.

Một đêm mất ngủ hoặc ngủ không đủ có thể sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của trẻ, nhưng thiếu ngủ thương xuyên lại có thể gây nên những hậu quả đáng kể và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ em có mức GH thấp

Một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng Bambino Gesu ở Rome, Italy, năm 2011 được công bố trên tạp chí "Neuroendocrinology" đã theo dõi mô hình giấc ngủ của những trẻ thiếu hormone tăng trưởng GH so với những trẻ em đang phát triển ở mức bình thường. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ em bị chứng rối loạn chức năng/giảm hormone tăng trưởng GH ngủ ít hơn và ngủ không sâu bằng những trẻ phát triển bình thường.

Suy giảm hormone tăng trưởng GH làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, làm cho trẻ dễ bị bệnh hơn, cũng như làm suy yếu sức khỏe của tim và phổi của trẻ. Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh chính là những yếu tố cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ. Sức khỏe tim phổi suy yếu cũng sẽ khiến trẻ không thực hiện được các hoạt động thể chất, các môn thể thao, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe cơ xương và tầm vóc của trẻ. Tựu chung lại, suy giảm hormone tăng trưởng sẽ cản trở nhiều mặt quá trình phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt là hạn chế sự phát triển chiều cao.

Các ảnh hưởng khác của thiếu ngủ

GH không phải là hoocmon duy nhất bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu ngủ trầm trọng ở trẻ nhỏ, hormone insulin và cortisol cũng bị ảnh hưởng.

Insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu. Trẻ nhỏ ngủ không đủ trong một thời gian dài có lượng insulin thấp bất thường, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và các vấn đề về kiểm soát cân nặng.

Cortisol là một hormone liên quan đến căng thẳng. Một nghiên cứu của Đại học Westminster ở London, Anh, cho thấy những trẻ ngủ đủ giấc có mức hormone cortisol thấp hơn trong máu của mình.

Thêm vào đó, sự thiếu ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng vận động tinh ở trẻ nhỏ và cũng có thể dẫn đến các vấn đề hành vi khác và điều này cũng có liên quan đến quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ cần ngủ bao lâu?

Trẻ mẫu giáo cần ngủ khoảng 10 đến 12,5 giờ mỗi đêm và trẻ ở lứa tuổi tiểu học cần ngủ 9,5 đến 11,5 giờ mỗi đêm. Với một số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể cần ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn những trẻ cùng tuổi khác.

Những cách giúp trẻ ngủ đủ giấc

Thiết lập một thời gian biểu bao gồm nghỉ ngơi và ngủ hợp lý. Trẻ ở độ tuổi đi học thường phải rời giường vào khoảng 6 giờ đến 6 giờ 30 sáng. Do đó, trẻ nên bắt đầu đi ngủ vào khoảng 9 giờ tối. Đối với những trẻ nhỏ hơn hoặc cần phải ngủ nhiều hơn thì tốt nhất là nên đi ngủ lúc 8 giờ tối.

Thiết lập một thói quen ngủ để trẻ có được “đồng hồ sinh học” chuẩn và ổn định, giúp cơ thể của trẻ quen với việc đi ngủ vào những giờ thích hợp với độ tuổi và thức dậy đúng giờ. Thói quen này có thể bao gồm thêm cả thời gian tắm và vệ sinh thân thể cố định mỗi ngày, bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ hoặc các thói quen khác như đọc truyện, hát ru...

Đảm bảo rằng phòng ngủ của trẻ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ tối và không bị tiếng ồn làm phiền. Không nên để TV và máy vi tính cũng như nhiều thiết bị điện tử trong phòng của trẻ.

Tránh các hoạt động thể lực có tính chất mạnh hoặc kích thích trước khi đi ngủ, như vận động quá nhiều, xem phim hành động... để trẻ có cảm giác thư giãn và yên tĩnh trước khi đi ngủ.

Đảm bảo thời gian biểu dành cho việc ngủ vẫn được thực hiện đầy đủ và chính xác kể cả vào cuối tuần. Thói quen cần được hình thành và duy trì để không gây nhiễu loạn đồng hồ sinh học của trẻ, và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không chỉ thiếu ngủ, mà thiếu vitamin K2 cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Thiếu ngủ, như phân tích ở trên, rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, không nhiều bậc phụ huynh biết rằng thiếu vitamin K2 cũng có thể ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Thông thường, chúng ta chỉ biết đến thiếu canxi, thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mà bỏ qua vai trò của vitamin K2. 

Vitamin K2 là một loại vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với vitamin D và canxi để giúp xương của trẻ chắc khỏe, từ đó hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu vitamin D kiểm soát việc hấp thu canxi tại ruột thì vitamin K2 lại là người điều phối canxi trong cơ thể, giúp kích hoạt một số loại protein, giúp kéo canxi từ  hệ tuần hoàn vào xương, giúp xương chắc khỏe. Xương mau dài, chắc khỏe chính là một nền tảng quan trọng để phát triển chiều cao tối ưu.

Tầm vóc hay chiều cao không chỉ bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ mà còn chịu ảnh hưởng của cả vận động và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo dinh dưỡng cho phát triển cơ thể, chiều cao mà còn đảm bảo năng lượng cho vận động và là một trong những yếu tốt đảm bảo cho giấc ngủ ổn định.

Một trong những chế độ dinh dưỡng hợp lý là nạp đủ bộ ba “cao lớn” vitamin K2, vitamin D và canxi. Bộ ba này kếp hợp với các vi chất khác, vận động và giấc ngủ sẽ giúp trẻ có chiều cao tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên hệ giữa Vitamin D, Canxi và phát triển Chiều cao

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm