Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật về nguyên nhân rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Vì các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (như thiếu chú ý, bốc đồng và/hoặc tăng động) có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và giao tiếp với người khác, nên một số người nghĩ rằng các hành vi của trẻ mắc phải rối loạn này có nguyên nhân là do thiếu tính kỷ luật, cuộc sống gia đình hỗn loạn hoặc thậm chí là xem quá nhiều tivi. Vậy đâu là sự thật?

Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng, rối loạn tăng động giảm chú ý có nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn di truyền. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng đóng một vai trò nhất định trong việc gây ra hội chứng này. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Thuốc trừ sâu

Các nghiên cứu đã cho thấy có thể có mối liên quan giữa chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và thuốc trừ sâu. Một nghiên cứu năm 2010 đăng trên tạp chí Pediatrics chỉ ra rằng, những trẻ có mức độ phosphate hữu cơ (một loại thuốc trừ sâu đã từng được sử dụng) trong nước tiểu cao hơn, sẽ có tỷ lệ bị tăng động giảm chú ý cao hơn. Một nghiên cứu khác vào năm 2010 chỉ ra rằng, phụ nữ có nồng độ phosphate hữu cơ trong nước tiểu cao sẽ có nguy cơ cao sinh ra trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý.

Những nghiên cứu này chỉ cho thấy có thể có mối liên quan, nhưng chưa thể khẳng định rằng thuốc trừ sâu gây ra chứng tăng động giảm chú ý. Do vậy, để đảm bảo an toàn, các bậc phụ huynh vẫn nên mua các loại trái cây và rau xanh hữu cơ cho trẻ, đặc biệt là với  những trẻ nhạy cảm với thuốc trừ sâu, hoặc rửa sạch các loại thực phẩm không phải là thực phẩm hữu cơ trước khi cho trẻ ăn.

Hút thuốc lá và uống rượu khi mang thai

Thai nhi phải tiếp xúc với rượu và thuốc lá được cho là một yếu tố nguy cơ với chứng tăng động giảm chú ý. Trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc lá từ trước khi sinh có nguy cơ bị tăng động giảm chú ý cao hơn gấp 2,4 lần so với những trẻ không tiếp xúc với khói thuốc lá, theo kết quả của các nghiên cứu. Thai thi tiếp xúc với rượu có thể sẽ phát triển hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi, và những triệu chứng nổi bật của hội chứng này chính là những triệu chứng bạn nhận thấy trong rối loạn tăng động giảm chú ý.

Phơi nhiễm với chì

Chì, một chất gây độc thần kinh, đã được loại bỏ ra khỏi đa số các sản phẩm dùng trong nhà và tại trường học, nhưng tồn dư của chì vẫn còn ở rất nhiều nơi, với số lượng nhỏ. Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường có lượng chì trong máu cao hơn so với những trẻ khác. Chì có thể gây ngộ độc với các mô não và có thể có các ảnh hưởng lâu dài lên hành vi của những trẻ bị phơi nhiễm với chì quá sớm. Tuy nhiên, phơi nhiễm với chì chưa được khẳng định là nguyên nhân dẫn đến các khác biệt trong phát triển não bộ của đa số các trẻ và người trưởng thành bị tăng động giảm chú ý.

Phụ gia thực phẩm

Rất nhiều các quốc gia châu Âu đã cấm sử dụng một số loại phụ gia thực phẩm, sau khi các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng tăng động ở trẻ nhỏ với các loại thực phẩm có chứa hỗn hợp một số loại màu thực phẩm, chất bảo quản và natri benzoate. Tổ chức FDA nói rằng, phụ gia thực phẩm là an toàn khi được sử dụng đúng cách, và đa số các loại phụ gia đều không yêu cầu phải ghi rõ ràng trên bao bì.

Các chuyên gia tin rằng, chỉ một số ít trẻ em sẽ thu được lợi ích từ việc tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn có màu rực rõ (và có xu hướng có nhiều phụ gia thực phẩm hơn). Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi thực hiện một chế độ ăn đặc biệt nào đó cho trẻ. Giảm tiêu thụ những loại phụ gia này có thể giúp ích cho các hành vi tăng động hoặc không, vì nhiều yếu tố khác cũng góp phần tạo ra chứng tăng động giảm chú ý.

Đường

Các bậc phụ huynh thường tự cho rằng, các hành vi tăng động của trẻ là do lượng đường trong thực phẩm, nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Có vô vàn những nghiên cứu đã được tiến hành nhưng chưa một nghiên cứu nào có thể chứng minh được việc thay đổi hành vi ở trẻ là do tiêu thụ đường.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí  Journal of Abnormal Child Psychology chỉ ra rằng, mặc dù không biết con mình có thực sự được cho ăn đường hay không, nhưng những người mẹ nghĩ rằng con mình đã được ăn đường sẽ đánh giá các hành vi của trẻ có tính tăng động cao hơn so với những người mẹ nghĩ rằng con họ ăn một chất khác, không phải đường. Bạn chỉ nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ đường vì các lý do liên quan đến cân nặng hoặc sâu răng, chứ không phải là do chứng tăng động giảm chú ý.

Tivi hoặc trò chơi điện tử

Không có bằng chứng nào chot hấy xem tivi hoặc chơi điện tử quá nhiều sẽ gây ra chứng tăng động giảm chú ý cả, mặc dù các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nhỏ tuổi đi học nếu dành thời gian ngồi trước màn hình quá nhiều sẽ gặp phải nhiều vấn đề về chú ý hơn. Về lý thuyết, sự kích thích liên tục của tivi và trò chơi điện tử sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý hơn.

Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng, nếu chỉ tính riêng thời gian ngồi trước màn hình thì không thể giải thích được cho hội chứng tăng động giảm chú ý. Có một mối liên quan giữa chứng tăng động giảm chú ý với số giờ ngồi xem tivi/chơi điện tử của trẻ, nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác minh xem đó là mối quan hệ nhân quả hay chỉ đơn thuần chỉ là vì trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ bị thu hút hơn bởi các hoạt động như xem tivi/chơi điện tử mà thôi.

Cha mẹ không gương mẫu

Triệu chứng tăng động giảm chú ý thường bị nhầm lần với các hành vi nổi loạn hoặc hư hỏng, do vậy những hành vi này của trẻ đôi khi cũng bị đổ lỗi là do cha mẹ không biết dạy con. Tuy nhiên, theo trung tâm nghiên cứu quốc gia về tăng động giảm chú ý tại Mỹ, không có mối liên quan nào giữa tính cách của cha mẹ và rối loạn này cả. Mặc dù đúng là tính cách cha mẹ và hoàn cảnh xã hội có thể làm triệu chứng tăng động nặng hơn, nhưng đó không phải là nguyên nhân gây ra rối loạn này ở trẻ. Cha mẹ thường xuyên đưa ra những giới hạn về những việc trẻ có thể làm, dùng phần thưởng và đưa ra những kỳ vọng cụ thể với trẻ sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý. Ngược lại, nếu môi trường gia đình căng thẳng hoặc cha mẹ không công nhận rằng con mình bị tăng động giảm chú ý thì có thể sẽ khiến các triệu chứng nặng hơn.

Tổn thương não

Tổn thương não là hậu quả của một cú va đập mạnh vào đầu, một khối u tại não, một cơn đột quỵ hoặc một căn bệnh có thể gây ra các vấn đề về không chú ý hoặc sự kiểm soát kém các hành vi vận động và xung thần kinh. Và theo Viện Sức khỏe tinh thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), trẻ đã từng trải qua một số chấn thương nhất định về não bộ có thể có một số triệu chứng tương tự như rối loạn tăng động giảm chú ý. Nhưng vì chỉ có một số lượng nhỏ trẻ bị tăng động giảm chú ý đã từng bị tổn thương não, nên đây không được coi là một yếu tố nguy cơ của rối loạn tăng động giảm chú ý.

Chế độ ăn

Mặc dù từ rất lâu, rất nhiều người tin rằng dị ứng thực phẩm hoặc nhạy cảm với  thực phẩm là nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào ủng hộ giả thuyêt rằng chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra chứng tăng động giảm chú ý cả. Tuy nhiên, một số thành phần nhất định trong chế độ ăn có thể sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Một nghiên cứu mới đây tại Australia chỉ ra rằng, thanh thiếu niên với chế độ ăn giàu chất béo, đường tinh chế và muối sẽ có nguy cơ được chẩn đoán bị tăng động giảm chú ý cao hơn khoảng 2 lần so với những trẻ khác. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn thiếu axit béo omega 3 với các triệu chứng của rối loạn này (axit béo omega 3 là dưỡng chất quan trọng với sự phát triển và chức năng não bộ).

Gen

Bằng chứng đã chứng minh được rằng, rối loạn tăng động giảm chú ý có thể là do di truyền từ bố mẹ. Và những bằng chứng này rất mạnh mẽ. Rối loạn tăng động giảm chú ý còn là một trong số những rối loạn tâm thần dễ di truyền nhất. Trên thực tế, một trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ có khả năng có người thân cũng mắc rối loạn này cao hơn gấp 4 lần, và theo như kết quả của một nghiên cứu trên các cặp sinh đôi cho thấy, rối loạn tăng động giảm chú ý thường sẽ di truyền trong gia đình.

Các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục được tiến hành để chỉ ra vai trò của gen trong rối loạn tăng động giảm chú ý. Một nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Đại học Cardiff, xứ Wales chỉ ra rằng, trẻ em bị tăng động giảm chú ý sẽ dễ bị mất hoặc bị trùng một đoạn gen.

Chẩn đoán quá mức

Vì không có một xét nghiệm nào giúp chẩn đoán chính xác rối loạn tăng động giảm chú ý cả, nên các bậc phụ huynh, bác sỹ và thầy cô giáo thường sẽ chẩn đoán quá mức tình trạng tăng động ở trẻ.

Một số người nói rằng, các bác sỹ thường chẩn đoán quá nhanh các hành vi của trẻ là có liên quan đến rối loạn tăng động, mà không cân nhắc kỹ các nguyên nhân khác có thể xảy ra. Các nhà nghiên cứu tại đại học phía Bắc bang Carolina chỉ ra rằng trẻ ít hơn bạn đồng trang lứa vài tháng tuổi có thể sẽ dễ bị chẩn đoán nhầm mắc chứng tăng động hơn, trong khi, nguyên nhân chỉ đơn giản là vì trẻ chưa trưởng thành bằng bạn bè cùng tuổi mà thôi. Và, một điều nữa, cũng rất quan trọng, đó là rối loạn tăng động giảm chú ý thường không được chẩn đoán và không được điều trị đún và kịp thời.

Phơi nhiễm với các chất hóa học

Mặc dù phơi nhiễm với khói thuốc lá, rượu và thuốc trừ sâu có thể có liên quan đến chứng tăng động giảm chú ý, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu thêm mối liên quan giữa các chất độc hóa học khác với chứng rối loạn này.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại đại học y tế công cộng Boston đã tìm ra mối liên quan giữa chất polyfluoroalkyl (PFCs) – một hợp chất công nghiệp sử dụng trong các sản phẩm sơn phủ và bao bì thực phẩm với rối loạn tăng động giảm chú ý. Phthalate có trong các loại đồ chơi, bao bì thực phẩm và mỹ phẩm cũng có liên quan  đến rối loạn này. Nhưng cũng như các yếu tố khác, các bằng chứng chỉ cho thấy mối liên quan, chứ chưa thể khẳng định những chất này là nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm