Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh đau đầu ở thanh, thiếu niên

Nhức đầu ở thanh, thiếu niên khá phổ biến và thường không nghiêm trọng. Giống như người lớn, thanh,thiếu niên có thể phát triển chứng đau nửa đầu, nhức đầu mãn tính hàng ngày.

Bệnh đau đầu ở thanh, thiếu niên

Cơn đau đầu do tình trạng căng thẳng mức độ từ nhẹ đến trung bình là một trong những vấn đề hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng nhức đầu do căng thẳng thường là do quá tải trong học hành tạo ra một áp lực cho cả hai phía của đầu và lan xuống cổ., tạo nên cơn đâu đầu thường xuyên và có thể trở nên mãn tính.

Cơn đau migraine, xuất hiện ở khoảng 10% thanh thiếu niên, đặc biệt là các bạn nữ, được đặc trưng bởi các cơn đau nửa đầu dữ dội.  Khi một người bị một cơn đau như búa bổ ở một bên của hộp sọ, xuất hiện sau khi bị suy giảm thị lực, đây gọi là cơn migraine có tiền triệu ( cơn aura). Theo bác sỹ nhãn khoa Harold Koller, người bệnh sẽ nhìn thấy những ánh sáng lấp lánh, những vòng sáng dạng bánh răng hay những đường zigzag. Ông cũng nói thêm rằng các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn tình trạng ảo giác quang học và chứng đau đầu với tình trạng căng mỏi mắt.

Cơn migraine có tiền triệu - Aura có thể hết trong vòng vài phút hoặc kéo dài trung bình trong vài giờ. Cơn migraine không có tiền triệu thường xảy ra bất chợt và kéo dài từ 3 giờ cho tới vài ngày. Nói chung cơn đau nửa đầu migraine có thể xảy ra khá thường xuyên, thường vài lần một tuần, hay hiếm hơn là khoảng vài lần trong một năm.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cơn migraine, bao gồm tình trạng căng thẳng, stress, do thực phẩm, do tình trạng co thắt của các mạch máu phần đầu và cổ làm giảm tuần hoàn tới não.

Vào năm 2000, các nhà khoa học tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đã khám phá ra một nguyên nhân khác: do sự kém hoạt động ở phần sau của não. Một kích thích đã khuấy động các tế bào não hoạt động một cách hưng phấn bất thường và bắn ra các xung điện nhỏ. Các điện tích ảnh hưởng đến não và cuống não, kích thích các thụ thể gây đau dọc theo trục chuyển động của chúng. Và kết quả là, con đau nửa đầu xuất hiện!

Các triệu chứng của cơn đau đầu

Đau đầu do căng thẳng

  • Đau liên tục âm ỉ ở hai bên trán
  • Cảm giác thắt chặt phần đầu, lan tỏa xuống cổ

Cơn đau migraine

  • Migraine có tiền triệu (aura)
  • Các biểu hiện rối loạn thị giác gọi là aura: người bệnh sẽ nhìn thấy những ánh sáng lấp lánh, những vòng sáng dạng bánh răng hay những đường zigzag. Các biểu hiện này thường xuất hiện khoảng 15 đến 30 phút trước khicác biểu hiện khác xuất hiện.
  • Mạch đập vùng thái dương, đau dữ dội bắt đầu từ một bên đầu và đôi khi lan sang phía còn lại
  • Buồn ngủ, ngủ lơ mơ
  • Migraine không có tiền triệu (aura)
  • Mạch đập vùng thái dương, đau dữ dội ở một bên đầu
  • Tinh thần kém minh mẫn
  • Ủ rũ
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Buồn ngủ, ngủ lơ mơ

Nguyên nhân gây đau đầu

Đau đầu thường kèm theo các bệnh khác như nhiễm virus, viêm họng, dị ứng viêm xoang và nhiễm trùng tiết niệu. Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:

  • Tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng, cực kỳ đói hay khát
  • Không ngủ đầy đủ kéo dài
  • Một số loại đồ ăn và thức uống như sô cô la, pho mát, pizza, sữa chua, các loại quả hạch, đậu tây, thịt hộp, một số loại quả và nước trái cây
  • Các loại phụ gia thực phẩm (monosodium glutamate, nitrate, nitrite)
  • Lạm dụng một số loại thực phẩm chức năng và thuốc không kê đơn và các loại thuốc kê đơn (thuốc tránh thai, tetracycline, quá liều vitamin A)
  • Sử dụng quá mức các sản phẩm thực phẩm chứa caffeine (soda, cà phê, sô cô la)
  • Lạm dụng đồ uống chứa cồn, cocain và các chất cấm
  • Tình trạng mệt mỏi quá mức của cơ thể như: mắt căng và mỏ, căng thẳng, chán nản, lo lắng, tức giận hay phấn khích quá độ.
  • Những ảnh hưởng quá mức của môi trường như: thay đổi thời tiế, môi trường ồn ào, nóng bức, ngột ngạt, hoặc quá nhiều ánh sáng đèn nhấp nháy hay quá chói.
  • Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Các tình trạng bệnh lý như: viêm răng hay áp xe răng, chấn thương đầu

Chẩn đoán chứng đau đầu

Để chẩn đoán bệnh, bác sỹ sẽ tiến hành nhiều việc như:

Kiểm tra toàn thân và hỏi tiền sử

- Các xét nghiệm chẩn đoán như: chụp CT não, chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI, chọc ống sống thắt lưng sẽ được thực hiện nếu nghi ngờ bệnh nặng

Điều trị

Đau đầu thường đáp ứng tốt với điều trị khi ở giai đoạn sớm. Nếu con bạn bị đau đầu do căng thẳng, hãy khuyên trẻ nằm nghỉ và thư giãn với phần đầu nâng nhẹ lên một chút. Tắm nước nóng có thể giúp giảm nhẹ cơn đau, hoặc bạn có thể đặt một miếng gạc ấm hoặc lạnh lên cổ của trẻ.

Đối với trẻ bị cơn đau nửa đầu migraine, bạn cần loại bỏ những tác nhân có thể gây kích thích: Tắt đèn trong phòng, kéo rèm kín, yêu cầu mọi người trong gia đình không gây ra tiếng động ồn ào… Một túi chườm lạnh có thể có tác dụng nhưng lưu ý không nên chườm nóng do có thể làm tình trạng đau nặng hơn.

Điều trị bằng thuốc

Đau đầu do căng thẳng và cơn đau nửa đầu migraine thường đáp ứng khá tốt với một liều duy nhất của các thuốc giảm như paracetamol hay ibuprofen. Paracetamol có tác dụng nhanh hơn nhưng ibuprofen lại cho tác dụng giảm đau khá mạnh.

Nếu các triệu chứng tái phát, các bác sỹ thường kê một thuốc thuộc nhóm “triptan” như: sumatriptan, zolmitriptan, naratriptan, rizatriptan. Nhóm thuốc này có thể làm giảm 2 trên 3 trường hợp bị đau migraine do cơ chế chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Do các thuốc thuộc nhóm triptan không gây buồn ngủ nên trẻ có thể dễ dàng quay trở lại lớp học hay tham gia vào các hoạt động khác nhanh hơn.

Chúng ta không bao giờ muốn bị quá liều thuốc, tuy nhiên nỗi lo ngại về việc tái phát chứng đau đầu lại luôn hiện hữu. Hiện tượng này được khám phá ra vào những năm 1980. Rõ ràng việc sử dụng thuốc giảm đau hàng ngày hay cách ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng cơn đau của não. Qua thời gian trẻ bắt đầu phải chịu đựng nhiều cơn đau đầu hơn giữa các lần sử dụng thuốc. Hơn thế nữa, các thuốc đã từng được cho là có hiệu quả trước đây lại không còn có tác dụng nữa.

Chú ý đến các yếu tố kích thích

Bác sỹ nhi có thể yêu cầu bạn ghi lại thành một quyển nhật ký để giúp tìm ra nguyên nhân gây đau đầu cho con bạn dựa trên các thông tin sau đây:

  • Cơn đau bắt đầu khi nào
  • Cơn đau kéo dài bao lâu
  • Khi cơn đau xuất hiện thì trẻ đang làm gì
  • Các loại thực phẩm ăn vào hôm đó
  • Thời gian ngủ của trẻ vào đêm hôm trước
  • Quan sát về bất cứ các hiện tượng khiến cho cơn đau đầu khá hơn hoặc tệ hơn

Nhận biết và loại bỏ những yếu tố có thể gây cơn migraine: thực phẩm, thuốc hay sự vật nào đó cũng có thể làm giảm đáng kể bệnh. Một số yếu tố kích thích có thể không tránh khỏi như tình trạng căng thẳng tại trường học nhưng rất cần để chú ý giảm thiểu.

Các bài tập luyện thư giãn được hướng dẫn bởi bác sỹ nhi khoa hay chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ đối phó với stress một cách linh động hơn. Một phương pháp khác với tên gọi liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback) cũng chứng minh được hiệu quả trong giảm cả tần số và thời gian diễn ra cơn đau đầu. Liệu pháp tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị cơn migraine.

Các biện pháp hỗ trợ cho trẻ để giảm đau đầu

Các mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp con bạn tránh được tình trạng đau đầu của trẻ em:

  • Ngủ đủ giấc
  • Ăn đủ bữa chính, ngoài ra có thể ăn thêm các bữa phụ
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Chú ý về các đặc điểm của chứng đau đầu có thể giúp nhận biết các tác nhân gây đau

Thanh thiếu niên bị nhiều hơn 3 cơn migraine trong một tháng có thể được điều trị dự phòng như thuốc chống trầm cảm (amitriptyline), các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi hay thuốc chống động kinh. 

Tham khảo thêmthông tin tại bài viết: Phương pháp tự nhiên giảm chứng đau đầu mãn tính ở trẻ em

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm