Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng đề kháng đúng cách, tạm biệt nỗi lo con ốm

Sức đề kháng hay khả năng làm việc hiệu quả của hệ miễn dịch vừa như tấm khiên chắn, vừa là vũ khí lợi hại bảo vệ cơ thể trước các tác nhân nội sinh và ngoại lai có hại. Do đó ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi “khoảng trống miễn dịch”, tăng đề kháng là vấn đề được phụ huynh lo lắng quan tâm hàng đầu.

Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh Nhi khoa trên toàn quốc đều trong tình trạng quá tải, phải "gồng gánh" hàng trăm bệnh nhi đến khám và điều trị mỗi ngày. Điều đáng nói việc này đã kéo dài từ nhiều tháng nay do dịch bệnh ngày càng có xu hướng diễn biến phức tạp, không còn theo quy luật mùa như trước.

Như cúm A thường xảy vào mùa Thu - Đông nhưng năm nay đã đến sớm hơn 3 tháng từ giữa Hè, khiến số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng vọt so với cùng kỳ các năm trước. Trong đó, có nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, 45% trẻ vào viện có hiện tượng co giật, 6% biểu hiện viêm não.

Tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM từ đầu tháng 9 cũng đã tiếp nhận 1.500 - 2.000 trẻ mắc các bệnh về hô hấp đến thăm khám mỗi ngày. Sốt xuất huyết tăng hơn 9.000 ca so cùng kỳ. Đặc điểm chung của các bệnh này là dễ lây lan tạo thành ổ dịch, nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm đòi hỏi trẻ phải có sức đề kháng khỏe phòng để bệnh cũng như chiến đấu khi mắc bệnh.

Tăng đề kháng: hiểu đúng mới mang lại hiệu quả cao

Cách tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh | Vinmec

Thực tế tăng đề kháng là cụm từ được nhiều cha mẹ nhắc đến và tìm mọi cách để cải thiện cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu sức đề kháng hình thành ra sao và làm việc thế nào để có cách can thiệp hiệu quả. Nói đơn giản đề kháng hay hệ miễn dịch của cơ thể được hình thành từ 2 hệ thống:

Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên): khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể. Miễn dịch bẩm sinh này có tác dụng như một tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh - chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.

Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho trẻ?

Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thích ứng): miễn dịch đặc hiệu là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng kháng nguyên được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Có 2 cách tiếp xúc kháng nguyên:

- Tiếp xúc ngẫu nhiên trong cuộc sống

- Tiếp xúc chủ động: tiêm vaccine phòng bệnh

Trên hết hai hệ thống miễn dịch này đều phải phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là tổng hợp protid (cấu thành từ các acid amin), tổng hợp kháng thể và chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà trẻ hấp thu

Khi cơ thể bị thiếu hụt protein do kém hấp thu, biếng ăn, mệt mỏi hay mắc các bệnh tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa,..đều làm giảm sức  đề kháng của cơ thể. Đây là những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, cùng với hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện là những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ ốm bệnh và lâu khỏi hơn. Nếu trẻ có sức đề kháng kém bệnh còn dễ tái đi tái lại nhiều lần gây ra vòng tuần hoàn ốm vặt - chậm lớn.

Đường ruột khỏe và dinh dưỡng cân bằng: nền móng cho đề kháng khỏe của trẻ

9 cách tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông hiệu quả nhất - Vinamilk

Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, có rất nhiều yếu tố đóng góp vào quá trình tăng đề kháng nhưng đặc biệt nổi trội là vai trò của đường ruột và dinh dưỡng. Đường ruột là nơi tập trung tới hơn 70% thành phần hệ miễn dịch cũng chính là địa điểm hệ miễn dịch và vi khuẩn gặp nhau. Chúng ta dễ dàng nhận ra khi đường ruột bị tổn thương thì hệ miễn dịch bị suy yếu theo và ngược lại. Không những thế, đường ruột khỏe mạnh còn giúp cơ thể trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả.

Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình từ các bác sĩ Nhi khoa và đặc biệt nhấn mạnh: dinh dưỡng đóng vai trò "chìa khóa" quan trọng để tăng cường miễn dịch, cung cấp nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Đây chính là tấm khiên giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Đặc biệt các yếu tố miễn dịch từ miễn dịch tế bào (bạch cầu lympho, đại thực bào,...) đến miễn dịch dịch thể đều được cấu thành nên từ acid amin - thành phần được chia nhỏ sau khi cơ thể hấp thu chất đạm.

Bổ sung dinh dưỡng với lợi khuẩn probiotic nuôi dưỡng hệ vi sinh ruột cũng như các acid amin thông qua chế độ ăn đa dạng, thực phẩm giàu đạm giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng nói riêng và đóng góp vô cùng quan trọng vào sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ nói chung.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 nguyên tắc cần nhớ để trẻ suy duy dưỡng phục hồi nhanh.

Theo alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm