Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng cường sức khỏe, chống tái nhiễm COVID-19 bằng y học cổ truyền

Thực tế vẫn có những trường hợp tái nhiễm COVID-19. Vì vậy, điều quan trọng là cần nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng để ứng phó với tình trạng này…

Theo y học cổ truyền, COVID-19 là một dạng ôn dịch. Bệnh liên quan đến các yếu tố hàn thấp, nhiệt độc và qua các giai đoạn như các bệnh truyền nhiễm khác (ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh).

Giai đoạn lui bệnh là lúc đào thải virus bất hoạt, các yếu tố hàn thấp, nhiệt độc được bài ra. Để giai đoạn này được nhanh chóng cần nâng cao hệ miễn dịch. Đối với y học cổ truyền, trong giai đoạn lui bệnh cần dùng thuốc, ăn uống để nâng cao chính khí, bổ khí huyết tạng phủ, cân bằng âm dương, đặc biệt cần kiêng kỵ cho đúng. Nếu hàn thấp không được đẩy ra hết mà ngưng kết trong cốt tủy sẽ gây ra các biến chứng về sau, hay gặp nhất là các chứng đau, lạnh khó chịu ở sâu.

Y học cổ truyền dùng phương thuốc “Dương hòa thang” để ôn dương nhưng không táo, bổ âm nhưng không nê trệ, hàn thấp từ đó được đưa ra khỏi cơ thể một cách hòa hoãn, nhẹ nhàng, gồm: Thục địa 30g; Ma hoàng 3g; Lộc Giác Giao 9g; Bạch Giới Tử (Sao, tán nhỏ) 6g; Bào khương thán 3g; Sinh Cam Thảo 3g; Nhục quế (Cạo vỏ, tán bột) 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Trong công văn số 1306/BYT - YDCT về việc tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng các phương pháp y học cổ truyền do Bộ Y Tế đã ban hành ngày 17/3/2020 có đưa ra các bài thuốc có thể áp dụng trong điều trị COVID-19 giai đoạn phục hồi. Đó là những bài thuốc bổ âm dương, khí huyết, tạng phủ như:

Phế tỳ khí hư

Chứng hậu: Mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, ăn kém, buồn nôn, bụng đầy, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng nhớt…

Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí

Phương thuốc: Bảo nguyên thang, gồm : Cam thảo chích 40g; Đảng sâm 80g; Hoàng kỳ chích 12g; Nhục quế 2g; Sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Khí âm lưỡng hư

Chứng hậu: Đoản hơi, đoản khí, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô khát, bồn chồn, ra mồ hôi, ho khan có ít đờm, lưỡi khô, mạch tế hoặc vô lực…

Pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết

Phương thuốc:

Bài 1: Thập toàn đại bổ (Hòa tễ cục phương) gồm: Đương quy 12g; Xuyên khung 8g; Bạch thược 12g; Thục địa 12g; Nhân sâm 12g; Bạch truật 12g; Hoàng kỳ chích 12g; Phục linh 12g; Nhục quế 4g; Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Bài 2: Sinh mạch tán, gồm: Nhân sâm hoặc Đảng sâm 12g; Mạch môn 12g; Ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Bài 3: Nhân sâm dưỡng vinh thang, gồm: Đảng sâm 16g; Hoàng kỳ chích 10g; Đại táo 12g;   Thục địa 12g; Bạch truật 12g; Xuyên khung 8g; Ngũ vị tử 8g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Sinh khương 4g; Đương quy 12g; Viễn trí 6g; Trần bì 8g; Bạch thược 12g; Bạch linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Phế âm hư, tâm quý

Chứng trạng: Trường hợp bệnh lâu có phế âm hư kèm tâm quý, huyết áp thấp

Pháp điều trị: Tư âm, dưỡng tâm

Bài 1: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Sinh mạch ẩm, gồm: Sinh địa hoàng 15g; Sơn thù 8g; Hoài sơn 8g; Phục linh 8g;Trạch tả 6g; Đan bì 10g; Sa sâm 10g; Mạch môn 10g; Ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Bài 2: Dưỡng âm thanh phế thang, gồm: Sinh địa 12 - 20g; Huyền sâm 8 - 16g; Xích thược 8 - 12g; Mạch môn 8 - 16g; Đan bì 8 - 16g; Xuyên bối mẫu 8 - 12g; Bạc hà 6 - 8g; Cam thảo 6 - 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà thầy thuốc lựa chọn pháp phương và gia giảm cho thích hợp.

Không chỉ dùng thuốc, mà cần phải có chế độ ẩm thực, khởi cư phù hợp. Để tránh các yếu tố hàn thấp, cần kiêng ăn đồ tanh, sống, lạnh; kiêng đi mưa, lội bùn, nằm dưới đất, tắm nước lạnh… Nên ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng; tập thể dục, dưỡng sinh, tập thở; nghỉ ngơi hợp lý, luôn để tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng.

Sau khi khỏi bệnh (nhiều lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và đã được xuất viện, bệnh nhân vẫn cần tự cách ly và theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày tiếp theo. Trong thời gian này, bệnh nhân cần tăng sức khỏe, giúp mau chóng hồi phục và phòng tái phát bệnh, phòng biến chứng sau khi bị bệnh.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vệ sinh giặt giũ quần áo phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tiến sĩ – Lương Y Phùng Tuấn Giang - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm