Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ

Rối loạn hành vi là một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường khởi phát từ thời niên thiếu hoặc vị thành niên. Trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các rối loạn này thường gặp phải những khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường, được xã hội chấp nhận.

Rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ

Trẻ có thể sẽ có hành vi hung hăng, phá hoại, đôi khi là sẽ vi phạm các quyền của người khác. Người lớn và những trẻ em khác có thể sẽ coi những trẻ này là “hư”, là “xấu”, chứ không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tinh thần.

Nếu con bạn bị rối loạn hành vi, trẻ vẫn có thể sẽ rất nhạy cảm và tự tin. Tuy nhiên, trên thực tế, những trẻ này thường sống rất khép mình và không thực sự tin rằng, mọi người xung quanh đang cảm thấy rất bực tức đối với chúng.

Các loại rối loạn hành vi

Có 3 loại rối loạn hành vi. Sự phân loại được dựa trên tuổi mà những triệu chứng rối loạn xuất hiện lần đầu

  • Rối loạn hành vi trẻ em sẽ diễn ra khi các dấu hiệu của rối loạn xuất hiện trước khi trẻ 10 tuổi
  • Rối loạn hành vi tuổi vị thành niên xảy ra khi các dấu hiệu rối loạn xuất hiện trong những năm tuổi teen (13-19)
  • Rối loạn hành vi không xác định xảy ra khi độ tuổi xuất hiện rối loạn không được biết rõ.

Một số trẻ được chẩn đoán rối hoạn hành vi đi kèm với hạn chế cảm xúc tiền xã hội ( limited prosocial emotions).

Triệu chứng của rối loạn hành vi

Trẻ bị rối loạn hành vi thường rất khó để kiểm soát và không sẵn sàng để tuân theo các nguyên tắc. Trẻ thường hành động một cách bốc đồng mà không suy nghĩ đến hậu của hành động đó. Trẻ cũng sẽ không suy nghĩ về cảm xúc của người khác. Con bạn có thể sẽ bị rối loạn hành vi nếu trẻ thường xuyên có một (hoặc nhiều) trong số các hành vi dưới đây

Cư xử giận dữ:

  • Khiến những người khác cảm thấy sợ hãi, hoặc cảm thấy bị bắt nạt
  • Làm tổn thương người khác, hoặc làm động vật tổn thương có mục đích
  • Phạm tội hiếp dâm
  • Sử dụng vũ khí
Hành vi gian dối:
  • Nói dối
  • Trộm cắp
  • Giả mạo, giả danh
  • Bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác

Hành vi phá hoại bao gồm tất cả các hành vi đốt phá hoặc hủy hoại có chủ ý tài sản của người khác

Vi phạm các quy tắc luật lệ bao gồm:

  • Trốn học
  • Bỏ nhà đi bụi
  • Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc cấm
  • Có hoạt động tình dục khi tuổi còn nhỏ
Trẻ em nam bị rối loạn hành vi thường dễ có các hành vi phá hoại và giận dữ hơn so với các trẻ em gái. Trẻ gái sẽ dễ gặp phải các hành vi trộm cắp và vi phạm các quy tắc hơn.

Ngoài ra, triệu chứng của rối loạn hành vi có thể từ nhẹ, vừa đến nặng

Nhẹ

Nếu con bạn có triệu chứng nhẹ, có nghĩa là trẻ có rất ít hoặc thậm chí không có các hành vi bất thường để có thể chẩn đoán được. Rối loạn hành vi của trẻ chỉ gây ra những thiệt hại rất nhỏ cho người xung quanh. Các vấn đề ở mức độ nhẹ thường gặp ở trẻ bị rối loạn hành vi bao gồm nói dối, trốn học và đi chơi qua đêm mà không được sự cho phép của bố mẹ.

Vừa

Con bạn sẽ có các triệu chứng ở mức độ vừa khi trẻ gặp phải một số vấn đề về hành vi. Hành vi của trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng vừa hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác. Những hành vi được coi là rối loạn ở mức độ vừa bao gồm phá hoại và trộm cắp

Nặng

Con bạn sẽ bị rối loạn hành vi nặng nếu những hành vi của trẻ vượt quá những tiêu chuẩn thông thường để chẩn đoán. Những hành vi của trẻ sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho người khác, ví dụ như cưỡng hiếp, sử dụng vũ khí hoặc bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác.

Nguyên nhân của rối loạn hành vi

Yếu tố di truyềnyếu tố môi trường có thể sẽ dẫn đến sự phát triển của các rối loạn hành vi

Nguyên nhân di truyền

Tổn thương thùy trán của não có liên quan đến các rối loạn hành vi. Thùy trán là phần sẽ điều chỉnh các kỹ năng nhận thức quan trọng, ví dụ như kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ghi nhớ và kỹ năng biểu đạt cảm xúc. Thùy trán cũng là nơi đặc trưng cho tính cách cá nhân. Ở những trẻ bị rối loạn hành vi, thùy trán có thể sẽ không hoạt động bình thường, gây ra:

  • Thiếu kiểm soát các xung động
  • Giảm khả năng hành động theo kế hoạch
  • Giảm khả năng học hỏi từ những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Tổn thương thùy trán có thể là do gen, do di truyền hoặc do tổn thương não do các chấn thương.

Các yếu tố về môi trường

Các yếu tố về môi trường liên quan đến rối loạn nhân cách bao gồm:

  • Bị lạm dụng khi còn nhỏ
  • Gia đình không êm ấm
  • Cha mẹ là người nghiện rượu hoặc nghiện chất kích thích
  • Nghèo đói

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn hành vi

Các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn hành vi:

  • Giới tính nam
  • Sống ở thành phố
  • Sống trong hoàn cảnh nghèo khó
  • Có tiền sử gia đình bị rối loạn hành vi
  • Có tiền sử gia đình gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần
  • Bị các rối loạn tâm lý khác
  • Có cha mẹ nghiện rượu, thuốc cấm
  • Có môi trường gia đình không êm ấm
  • Đã từng bị bỏ rơi hoặc lạm dụng
  • Đã từng trải qua các sự kiện gây chấn động mạnh

Chẩn đoán rối loạn hành vi

Nếu con bạn xuất hiện các rối loạn hành vi, trẻ nên được một bác sỹ chuyên về sức khỏe tinh thần lượng giá. Bác sỹ có thể sẽ hỏi bạn và trẻ những câu hỏi về hành vi của trẻ để đưa ra chẩn đoán. Trẻ phải có ít nhất 3 hành vi phổ biến trong số các rối loạn hành vi thì mới thực sự được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn hành vi. Ít nhất một trong số các hành vi đó phải xuất hiện trong vòng 6 tháng trở lại đây. Hành vi đó cũng phải ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ xã hội cũng như việc học tập của trẻ tại trường.

Điều trị các rối loạn hành vi

Trẻ bị rối loạn hành vi sống trong môi trường gia đình bị lạm dụng nên được chuyển đi, sống trong một môi trường khác. Nếu lạm dụng không phải là nguyên nhân, thì nhân viên y tế sẽ sử dụng các phương pháp trị liệu về hành vi hoặc trị liệu bằng cách trò chuyện để giúp trẻ học được cách bày tỏ và kiểm soát cảm xúc một cách đúng mực. Nhân viên y tế cũng sẽ dạy cho bạn cách kiểm soát các hành vi của trẻ. Nếu trẻ mắc phải các rối loạn tinh thần khác, ví dụ như trầm cảm hoặc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), nhân viên y tế có thể sẽ kê đơn thuốc để điều trị các tình trạng này.

Để hình thành các thái độ và hành vi mới cần rất nhiều thời gian , do vậy, trẻ bị rối loạn hành vi cần được điều trị lâu dài. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể làm chậm quá trình tiến triển bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các hành vi tiêu cực.

Triển vọng lâu dài

Triển vọng lâu dài của rối loạn hành vi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất các vấn đề về hành vi và cảm xúc của trẻ. Những trẻ thường xuyên có hành vi giận dữ, gian dối hoặc phá hoại thường sẽ có triển vọng kém hơn. Triển vọng cũng sẽ giảm đi nếu trẻ mắc phải các vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và điều trị toàn diện sẽ đem lại cơ hội hồi phục và cải thiện tình trạng tốt hơn.

Nếu không được điều trị, trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm các vấn đề mới. Trẻ sẽ không thể thích nghi được với những yêu cầu của tuổi trưởng thành, do vậy, gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ và công việc. Trẻ cũng sẽ dễ có nguy cơ lạm dụng chất và gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp. Con bạn thậm chí có thể bị rối loạn nhân cách, ví dụ như rối loạn nhân cách phản xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Trẻ càng nhận được điều trị sớm, triển vọng trong tương lai của trẻ càng tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trị liệu không dùng thuốc cho các rối loạn tăng động giảm chú ý

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm