Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nghiện rượu ở người già

Bất kì ai ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp vấn đề về uống rượu. Có những người luôn luôn thích rượu, chính vì thế họ không nhận thức được hậu quả của việc uống rượu sẽ như thế nào khi họ già đi.

Trong thực tế gia đình, bạn bè và cả những người làm công tác y tế thường chưa thực sự quan tâm đối với những người già bị nghiện rượu. Đôi khi những vấn đề với rượu ở người già thường bị nhầm lẫn với những tình trạng khác liên quan đến tuổi tác, ví dụ như vấn đề cân bằng cuộc sống. Nhưng cách cơ thể đối phó với rượu có thể thay đổi theo tuổi tác. Những thói quen uống rượu của bạn không thay đổi, nhưng cơ thể của bạn đang thay đổi.

Rượu tác động lên người già hoàn toàn khác so với những người trẻ tuổi. Một số người già có thể cảm thấy say mặc dù không uống quá nhiều rượu. Điều này có thể khiến họ dễ bị tai nạn, như ngã, gãy xương và đụng xe.

Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể:

  • Dẫn đến mắc một số loại ung thư, tổn thương gan, rối loạn hệ thống miễn dịch, và tốn thương não.
  • Làm tồi tệ hơn một số vấn đề về sức khỏe như loãng  xương, đái tháo đường, huyết áp cao...
  • Khiến cho bác sĩ khó nhận định và điều trị những vấn đề về sức khỏe- ví dụ, rượu gây nên những thay đổi lên tim và mạch máu. Những thay đổi này có thể gây đau âm ỉ và là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim.
  • Khiến cho một số người cao tuổi dễ quên và lẫn lộn- những triệu chứng này có thể bị nhầm với biểu hiện của Alzheimer.

Rượu và thuốc

Nhiều loại thuốc - thuốc kê theo đơn, thuốc tự mua, hoặc thảo dược- có thể gây nguy hiểm hoặc dẫn đến tử vong khi uống cùng với rượu. Trước khi uống bất kì một loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thể uống rượu mà vẫn an toàn.

Sau đây là một số biến chứng có thể gặp phải nếu sử dụng rượu kèm theo một số loại thuốc:

  • Nếu bạn uống aspirin và uống rượu, nguy cơ chảy máu dạ dày và ruột của bạn sẽ tăng lên.
  • Khi kết hợp với rượu, thời tiết lạnh và những thuốc thuốc dị ứng (nhãn thuốc có ghi là thuốc kháng histamin) có thể khiến bạn buồn ngủ.
  • Rượu được sử dụng cùng với liều lớn paracetamol có thể gây tốn thương gan.
  • Một số loại thuốc, ví dụ như siro giảm ho hoặc thuốc nhuận tràng có hàm lượng cồn cao. Nếu  bạn uống cùng một lúc thì nồng độ cồn sẽ tăng nhanh.
  • Rượu được sử dụng với thuốc ngủ, thuốc giảm đau, hoặc thuốc an thần có thể dẫn đến tử vong.

Uống bao nhiêu rượu là quá nhiều?

Mặc dù ở mỗi người là khác nhau, Viện Quốc gia Về nghiện rượu và sử dụng rượu, thuộc Viện Sức khỏe quốc gia, đã khuyến cáo rằng những người trên 65 tuổi không nên uống quá 7 ly rượu trong một tuần và không uống quá 3 ly rượu trong một ngày.

Một ngưỡng sử dụng rượu thông thường giành cho người trưởng thành của nhiều quốc gia mà chúng ta cần tham khảo là 4 đơn vị alcohol, nghĩa là 40mg alcohol tương đương 100 ml rượu, hoặc 800 ml bia 1 ngày. Có lẽ bạn cũng sẽ đồng ý với tôi là với người già có lẽ nên sử dụng ít hơn ngưỡng đó.

Nếu Bạn có đang gặp vấn đề về sức khỏe? Bạn có đang uống thuốc? Bạn nên uống ít hoặc dừng việc uống rượu lại.

Một đơn vị rượu tương đương với:

  • Một lon bia hoặc một chai rượu ướp lạnh có khối lượng 340g
  • Một cốc rượu mạch nha có khối lượng từ 225-250g
  • Một ly rượu đỏ hoặc rượu trắng có khối lượng 140g
  • Một ly có khối lượng 42g rượu mạnh như gin, vodka, hoặc whiskey ( có nồng độ cồn 40%vol hoặc ít hơn)

Khi nào uống rượu trở thành vấn đề?

Một số người nghiện rượu trong nhiều năm. Đôi khi nghiện rượu là hậu quả của sự thay đổi lớn trong cuộc đời như cái chết của một người bạn hoặc bạn đời, chuyển tới một nơi ở mới hoặc sức khỏe suy kiệt. Những sự thay đổi này có thể gây nên sự cô đơn, chán nản, lo lắng hoặc trầm cảm. Trên thực tế, trầm cảm ở người già thường đi kèm với việc uống nhiều rượu.

Không phải ai uống rượu mỗi ngày cũng dẫn đến nghiện rượu. Và không phải tất cả những người nghiện rượu đều uống rượu mỗi ngày.

Hỗ trợ

Bạn có phải là một trong số những người cần dừng ngay việc uống rượu do những vấn đề về sức khỏe và những loại thuốc mà bạn cần uống? Nếu bạn muốn cai rượu hãy bắt đầu bằng việc nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về việc điều trị.

Bạn có thể thử những việc sau:

  • Hỏi bác sĩ về những loại thuốc có thể giúp bạn.
  • Nói chuyện với chuyên gia tư vấn về những vấn đề liên quan đến rượu ở người già.
  • Tìm kiếm một nhóm hỗ trợ cho người già với những vấn đề liên quan đến rượu.
  • Tìm  một cá nhân, gia đình, hoặc nhóm trị liệu phù hợp nhất với bạn.

Có nhiều người già quyết định từ bỏ rượu ở cuối đời. Và bạn cũng có thể làm được rất nhiều điều giảm hoặc dừng uống rượu.

Bạn có thể:

  • Đếm xem bạn đã uống bao nhiêu rượu mỗi lần.
  • Giữ số lượng rượu bạn uống mỗi ngày ở mức độ nhất định.
  • Quyết định số ngày trong tuần bạn muốn uống rượu. Lên kế hoạch những ngày không uống rượu.
  • Kiềm chế bản thân khi bạn uống rượu.
  • Không uống nhiều hơn 1 ly rượu trong vòng 1 giờ. Thay vì uống rượu hãy uống nước lọc, nước hoa quả, hoặc soda.
  • Đảm bảo rằng bạn ăn khi uống rượu. Khi bạn ăn thứ gì đó rượu sẽ đi vào cơ thể từ từ hơn.
  • Yêu cầu sự hỗ trợ từ gia đình bạn và lời khuyên từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Sau đây là một số việc bạn có thể làm:

  • Tìm những sở thích không liên quan đến rượu.
  • Tránh xa những người, những địa điểm, những khoảng thời gian trong ngày kích thích bạn muốn uống rượu.
  • Lên kế hoạch những việc bạn sẽ làm nếu bạn bị thôi thúc uống rượu.
  • Học cách nói "không, cảm ơn" khi bạn được đề nghị uống rượu.
  • Nhớ rằng sống lành mạnh cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống như- sự ra đời của một đứa cháu, sự hi vọng cho một chuyến đi hoặc một bữa tiệc vào ngày nghỉ.

Không ai muốn bị tổn thương hoặc làm tốn thương người khác do uống quá nhiều rượu. Và điều đó có thể xảy ra nếu bạn uống nhiều hơn. Hãy nhận thức về sự thay đổi trong cơ thể bạn khi bạn già đi. Hãy tỉnh táo với những thay đổi này, điều chỉnh lượng rượu mà bạn uống trong mức cho phép và tiếp tục tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

TS.BS.Trương Hồng Sơn (Tổng hợp từ nia.nih.gov)
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm