Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dạy con bạn cách kiểm soát bản thân mình

Khi con bạn không kiểm soát được bản thân ngay giữa cửa hàng đông đúc, trong bữa tối của kì nghỉ lễ với đại gia đình... điều này sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng nản lòng.

Nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con học cách kiểm soát bản thân và dạy con cách phản ứng trong các tình huống mà không phải chỉ hành động theo cảm xúc. Dạy con bạn kĩ năng kiểm soát bản thân là một trong những điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm cho con, bởi vì đó là một kĩ năng quan trọng để con bạn có thể thành công trong cuộc sống sau này.

Giúp con bạn học cách kiểm soát bản thân

Bằng việc học cách kiểm soát bản thân, đứa trẻ có thể tự đưa ra những quyết định thích hợp và biết phản ứng trước các tình huống khó khăn bằng những cách có thể mang lại kết quả tích cực.

Ví dụ, nếu bạn nói bạn sẽ không cho con ăn kem sau bữa ăn tối, con bạn có thể khóc, biện hộ hoặc thậm chí la hét với hi vọng bạn sẽ mang kem tới cho bé. Nhưng với khả năng kiểm soát bản thân, con bạn có thể hiểu được rằng việc bé nổi nóng chỉ khiến bạn mang cây kem đi và tốt hơn hết là nên chờ đợi trong bình tĩnh.

Dưới đây là một vài gợi ý về cách giúp trẻ học cách kiểm soát hành vi của mình:

Khi trẻ được 2 tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường cảm thấy bực bội vì sự khác biệt giữa những gì bé muốn làm với những gì bé có thể làm. Khi đó, em bé thường phản ứng bằng cách nổi nóng. Hãy thử ngăn ngừa những cơn nóng nảy đó bằng cách phân tán tư tưởng của bé với các đồ chơi nhỏ hoặc một hoạt động khác.

Đối với trẻ được 2 tuổi, hãy thử tạo ra một địa điểm mà tại đó bé không được chơi đùa trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như một chiếc ghế nhà bếp hoặc phía dưới cầu thang để cho bé thấy được hậu quả từ việc nóng nảy và dạy bé rằng những khoảng thời gian ngồi một mình suy nghĩ thì tốt hơn là thể hiện sự tức giận.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Bạn có thể tiếp tục sử dụng thời gian phạt ngắn như trên, nhưng thay vì đặt sẵn một thời hạn cụ thể, hãy ngừng việc phạt khi con bạn đã bình tĩnh trở lại. Nó giúp cho trẻ cải thiện nhận thức về việc kiểm soát bản thân. Và dành lời khen ngợi con khi không để mất kiểm soát trong những tình huống chán nản và khó khăn.

Trẻ từ 6 tới 9 tuổi

Vì đã bắt đầu đi học, trẻ có thể hiểu được tốt hơn về những hậu quả và điều đó giúp trẻ có thể lựa chọn được hành vi tốt hoặc xấu. Nó có thể giúp con bạn hiểu được đâu là tín hiệu dừng lại mà chúng phải tuân theo và nghĩ kỹ về tình huống trước khi phản ứng lại. Khuyến khích con bạn không nghĩ đến tình huống gây nản lòng hay bực bội trong một vài phút để chúng có thể bình tĩnh lại thay vì thể hiện sự tức giận.

Trẻ từ 10 tới 12 tuổi

Trẻ em lớn hơn thường hiểu cảm xúc của bản thân tốt hơn.Khuyến khích trẻ nghĩ về nguyên nhân gây ra việc mất kiểm soát bản thân và sau đó phân tích nó. Giải thích rằng đôi khi những tình huống có khởi đầu không tốt nhưng chưa chắc đã có kết thúc tồi. Khuyến khích trẻ dành thời gian để suy nghĩ trước khi hành động trong một tình huống nào đó.

Trẻ từ 13 tới 17 tuổi.

Thời điểm này trẻ nên có khả năng kiểm soát được hầu hết hành động của mình. Nhưng vẫn luôn nhắc cho trẻ suy nghĩ về những hậu quả kéo dài. Khuyến khích trẻ đánh giá một tình huống tồi tệ trước khi phản ứng và nên nói chuyện về vấn đề ấy hơn là mất kiểm soát, đóng sầm cửa hoặc la hét. Nếu thấy cần thiết, hãy kỉ luật con bạn bằng cách lấy đi một số đặc quyền nhất định của trẻ để khẳng định thông điệp kiểm soát bản thân là một kĩ năng quan trọng.

Khi con bạn mất kiểm soát

Mặc dù rất khó những hãy cố gắng không la hét khi bạn kỷ luật con mình.Thay vào đó, hãy cứng rắn và thẳng thắn. Trong khi con bạn mất kiểm soát, hãy bình tĩnh và giải thích rằng la hét, nổi giận và đóng sầm cửa là hành vi không chấp nhận được và hành vi đó sẽ có những hậu quả nhất định. Hãy nói cho con bạn những hậu quả có thể xảy ra.

Hành động của bạn sẽ cho trẻ biết rằng cơn giận sẽ không làm cho trẻ có được những thứ trẻ muốn. Ví dụ như nếu con bạn giận dỗi trong cửa hàng tạp hóa sau khi bạn đã giải thích lí do vì sao bạn không thể mua kẹo cho chúng thì cũng đừng nhượng bộ. Từ đó chứng minh rằng các cơn giận là không thể chấp nhận và cũng không đạt được kết quả gì.

Đồng thời, cân nhắc việc nói chuyện với thầy cô giáo của con bạn về việc bố trí lớp học và về những hành vi thích hợp được kì vọng ở trẻ. Thắc mắc về khả năng vấn đề kiểm soát bản thân có thể được giải quyết bằng cách dạy dỗ hoặc giảng giải tại trường học.

Và hãy là một tấm gương tốt trong việc kiểm soát bản thân. Nếu bạn đang ở trong tình huống khó chịu và con bạn có mặt tại đó, hãy nói với chúng tại sao bạn giận giữ và sau đó thảo luận về các giải pháp khắc phục cho vấn đề đó. Ví dụ như nếu bạn làm mất chìa khóa, thay vì nản lòng, hãy nói với con bạn chìa khóa bị mất và sau đó tìm chìa khóa cùng nhau. Nếu biện pháp đó không khả quan, hãy thực hiện bước tiếp theo mang tính xây dựng hơn (như là nhớ lại lần cuối cùng bạn cầm chìa khóa trong tay). Cho trẻ thấy rằng kiểm soát cảm xúc tốt và giải quyết vấn đề là cách đương đầu với một tình huống khó khăn.

Nếu bạn tiếp tục gặp khó khăn trong việc giúp trẻ kiểm soát bản thân, hỏi bác sĩ của bạn liệu những buổi tư vấn gia đình có thể giúp bạn được hay không.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ

Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm