Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao nguy cơ bị ngã xảy ra cao hơn ở người lớn tuổi?

Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, hàng năm có hàng triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị ngã, dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng ở khung xương.

Theo bác sĩ Laurie Jacobs cho biết: “Khi chúng ta già đi, tổng khối lượng cơ bắp trong cơ thể giảm xuống và khả năng cân bằng cơ thể, sức khỏe, thính giác và thị giác cũng suy yếu dần do các ảnh hưởng của thuốc”.

Hầu hết, việc càng lớn tuổi chúng ta càng dễ ngã hơn bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Khả năng giữ thăng bằng kém, phần thân dưới của cơ thể suy yếu, gặp khó khăn trong việc đi lại và thị giác kém là những nguy cơ hàng đầu dẫn đến những cú ngã đột ngột ở tuổi già. Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin D, tăng huyết áp và mắc bệnh Parkinson cũng khiến nguy cơ bị ngã tăng cao.

Các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm giúp ích rất nhiều với những người lớn tuổi mắc các chứng bệnh lo âu, bị rối loạn giấc ngủ,... Tuy nhiên, sử dụng những loại thuốc này cũng khiến nguy cơ bị ngã tăng cao. Bởi chúng sẽ làm giảm khả năng nhận thức, thay đổi tâm trạng, choáng váng, đau đầu, mất cân bằng, gây ra cảm giác buồn ngủ và chóng mặt.

Theo nghiên cứu của bác sĩ Johns Hopkins, những người bị mất thính lực nhẹ sẽ có nguy cơ bị ngã gấp ba lần so với thông thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ té ngã cao hơn so với đàn ông. 

Những mối nguy hiểm khác khiến người lớn tuổi bị té ngã bao gồm mang các loại giày kém chất lượng, sàn nhà trơn trượt hoặc có quá nhiều đồ đạc lộn xộn,... Phó giáo sư y khoa Christine Kistler khuyên rằng khi bị ngã hãy cố gắng đưa tay ra và giữ lấy một vật gì đó xung quanh. Nếu không thể tìm một vật khác làm điểm tựa, hãy để cánh tay của bạn bị chấn thương đầu tiên vì điều này sẽ tốt hơn so với tình trạng chấn thương ở hông hoặc đầu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cấp cứu các vấn đề ở người cao tuổi.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm