Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại mất thính lực

Mất thính lực gây cản trở cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu về các loại mất thính lực trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Các loại mất thính lực chính được sắp xếp thành ba loại:

  • Mất thính lực thần kinh giác quan do có vấn đề xảy ra ở tai trong hoặc dây thần kinh thính giác truyền âm thanh đến não.
  • Mất thính lực dẫn truyền âm thanh không đến được tai trong, thường là do tắc nghẽn, dị dạng hoặc chấn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa, chẳng hạn như dị tật tai nhỏ bẩm sinh.
  • Mất thính lực hỗn hợp có nghĩa là mất thính lực do sự kết hợp của cả hai.

Mất thính lực thần kinh giác quan

Loại mất thính lực phổ biến nhất là mất thính lực thần kinh giác quan. Đây là tình trạng mất thính lực vĩnh viễn xảy ra khi có tổn thương đối với các tế bào nhỏ của tai trong, được gọi là lông mao, hoặc chính dây thần kinh thính giác, điều này làm ngăn cản hoặc làm suy yếu quá trình truyền tín hiệu thần kinh đến não. Sự can thiệp vào việc truyền tín hiệu thần kinh đến não có thể dẫn đến các vấn đề về độ rõ của lời nói hoặc tăng âm lượng. Vì những lý do này, mất thính lực thần kinh giác quan thường khó nghe hiểu lời nói mặc dù âm lượng phù hợp.

Nguyên nhân

Nếu một đứa trẻ được sinh ra với khiếm thính thần kinh giác quan, rất có thể đó là do hội chứng di truyền hoặc nhiễm trùng truyền từ mẹ sang thai nhi trong bụng mẹ, chẳng hạn như bệnh toxoplasmosis, rubella hoặc herpes.

Đọc thêm bài viết: Các phương pháp giảm ho tại nhà

Khi tình trạng mất thính lực thần kinh tiếp nhận phát triển sau này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Lão hóa liên quan đến tuổi tác
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn và thường mắc phải trong công việc

Nguyên nhân ít phổ biến hơn:

  • Bệnh tim mạch và tiểu đường
  • Nhiễm trùng như quai bị
  • Bệnh Meniere là một bệnh lý rối loạn thính lực, xảy ra ở tai trong do tăng bất thường dịch và ion nội mô
  • Do tác dụng phụ từ thuốc
  • U thần kinh thính giác hoặc khối u ung thư khác ở tai trong
  • Chấn động và chấn thương sọ não làm tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh thính giác
  • Các bệnh tự miễn bao gồm bệnh tuyến giáp

Triệu chứng

Các triệu chứng của mất thính lực thần kinh giác quan ảnh hưởng đến độ rõ của lời nói, khả năng hiểu tiếng ồn xung quanh và sự khó chịu về âm lượng. Đối với nhiều người, họ sẽ bị mất thính lực tần số cao, dẫn đến các vấn đề sau về thính giác:

Người bệnh chỉ nghe thấy tiếng lầm bầm chứ không nghe rõ tiếng nói của người khác hoặc bạn có cảm giác có thể nghe nhưng không hiểu

  • Khó theo dõi cuộc trò chuyện khi có hai hoặc nhiều người nói cùng một lúc
  • Xuất hiện tiếng ù liên tục trong tai
  • Không nghe rõ trong môi trường ồn ào như nhà ga, công trường xây dựng, trung tâm hội nghị, sân thể thao, v.v.
  • Khó nghe giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em và các âm thanh cao độ khác
  • Khó nghe một số âm lời nói trong khi trò chuyện
  • Tiếng ồn có vẻ quá to hoặc quá nhỏ

Những người bị mất thính lực giác quan thường nói rằng họ có thể nghe thấy mọi người nói, chỉ là không rõ ràng.

Điều trị

Không có phương pháp y tế hay phẫu thuật nào có thể sửa chữa các tế bào lông mao tai trong hoặc dây thần kinh thính giác nếu chúng bị tổn thương. Tuy nhiên, mất thính lực thần kinh giác quan có thể được điều trị bằng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mất thính giác.

Các thiết bị hỗ trợ nghe như thiết bị cảnh báo, đồng hồ báo thức rung và điện thoại có phụ đề giúp cung cấp giải pháp nghe hoàn chỉnh. Đối với những người bị mất thính lực từ nặng đến sâu, máy trợ thính có thể trợ giúp cho họ.

Mất thính lực dẫn truyền tạm thời

Nguyên nhân

Một dạng mất thính giác ít phổ biến hơn là mất thính giác dẫn truyền, xảy ra khi có tắc nghẽn hoặc tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa ngăn âm thanh truyền đến tai trong. Điếc dẫn truyền có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Các nguyên nhân gây mất thính giác dẫn truyền có thể được phân biệt theo phần tai mà chúng ảnh hưởng—tai ngoài hoặc tai giữa:

Nguyên nhân ở tai ngoài:

  • Hẹp ống tai
  • Do ráy tai
  • Chồi xương (phần nhô ra giống như xương có thể phát triển bên trong ống tai và gây tắc nghẽn nguyên nhân tiềm ẩn)
  • Viêm tai ngoài
  • Tắc nghẽn do dị vật nhét vào tai
  • Dị tật tai nhỏ bẩm sinh

Nguyên nhân ở tai giữa:

  • Lỗ thủng màng nhĩ do chấn thương, nhiễm trùng tai hoặc thay đổi áp suất không khí quá nhanh
  • Xơ nhĩ, sự dày lên của màng nhĩ
  • Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai) và/hoặc tích tụ chất lỏng trong tai giữa
  • Tắc nghẽn ống Eustachian, nối tai giữa với mặt sau của mũi và cổ họng
  • Xơ cứng tai, ảnh hưởng đến xương nhỏ ở tai giữa được gọi là xương bàn đạp
  • Tăng trưởng bất thường hoặc khối u hình thành trong tai giữa, chẳng hạn như khối u cholesteatoma hoặc khối u cuộn
  • Sự gián đoạn của chuỗi xương, hoặc sự đứt gãy trong kết nối giữa các xương của tai giữa, do chấn thương.

Triệu chứng

Do tai trong nhạy cảm và dây thần kinh thính giác còn nguyên vẹn nên một người bị mất thính lực dẫn truyền chủ yếu gặp khó khăn với âm lượng chung của âm thanh chứ không phải độ rõ. Những người bị mất thính giác kiểu này thường thấy rằng chỉ cần tăng âm lượng của radio hoặc tivi là có thể cải thiện khả năng nghe của họ. Các triệu chứng sau đây thường gặp ở người mất thích giác dẫn truyền:

  • Đau ở một hoặc cả hai tai
  • Tăng áp lực ở một hoặc cả hai tai
  • Khó khăn khi trò chuyện qua điện thoại
  • Có mùi hôi phát ra từ ống tai
  • Có cảm giác rằng giọng nói của chính mình nghe to hơn hoặc khác đi

Điều trị

Đôi khi có những phương pháp điều trị y tế hoặc phẫu thuật có thể cải thiện khả năng nghe cho những người bị mất thính lực dẫn truyền như trong trường hợp tắc nghẽn dẫn truyền do ráy tai, dị vật, khối u bất thường hoặc nhiễm trùng tai thường có thể được khắc phục bằng các phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như lấy ráy tai, thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.

Đọc bài viết: Chế độ ăn uống cho trẻ mắc viêm VA

Mất thính giác dẫn truyền do các bất thường khác, chẳng hạn như hẹp ống tai, xuất huyết, xơ cứng tai và gián đoạn chuỗi xương con khó điều trị hơn và có thể được coi là mất thính lực vĩnh viễn. Sự suy giảm thính lực này có thể được xử lý bằng máy trợ thính tiêu chuẩn hoặc thiết bị cấy ghép vào xương.

Hearing aids and cochlear implants Symptoms, Risk Factors, Diagnosis and  Treatment | Narayana Health

Mất thính lực hỗn hợp

Mất thính lực hỗn hợp là bất kỳ sự kết hợp nào giữa mất thính giác thần kinh và dẫn truyền.

Nguyên nhân 

Điếc hỗn hợp thường xảy ra khi tai bị chấn thương. Nó cũng có thể xảy ra dần dần theo thời gian khi tình trạng mất thính lực này kết hợp với tình trạng mất thính lực khác. Ví dụ, một người bị mất thính lực dẫn truyền lâu năm có thể bị mất thính lực do tuổi tác khi họ già đi. Ngoài ra, một người bị mất thính lực liên quan đến tuổi tác có thể bị mất thính giác hỗn hợp tạm thời do sự lắng đọng của ráy tai. Chấn thương do nổ hoặc các loại chấn thương khác có thể gây ra cả mất thính giác thần kinh và dẫn truyền.

Triệu chứng

Các triệu chứng của mất thính lực hỗn hợp sẽ là sự kết hợp của những triệu chứng được liệt kê ở trên đối với hai loại mất thính lực còn lại.

Điều trị

Các lựa chọn điều trị cho mất thính lực hỗn hợp sẽ phụ thuộc vào việc mất thính giác có tính chất tiếp nhận hay dẫn truyền nhiều hơn. Nếu phần lớn sự suy giảm thính lực là do bộ phận dẫn truyền gây ra, các phương pháp phẫu thuật và các phương pháp điều trị y tế khác có thể hiệu quả hơn trong việc khắc phục các vấn đề về thính giác. Nếu phần lớn suy giảm thính lực là do thần kinh giác quan, máy trợ thính hoặc thiết bị cấy ghép có thể là lựa chọn tốt nhất.

Điếc một bên

Một số người được sinh ra với khả năng nghe chỉ bằng một bên tai hoặc một người có thể bị mất thính lực ở một bên tai khi còn nhỏ hoặc người lớn. Tất cả được gọi chung là điếc một bên. Nguyên nhân có thể là do thần kinh giác quan hoặc dẫn truyền và cách điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất thính lực và thời gian một người mắc bệnh này.

Điếc đột ngột

Nếu loại mất thính lực này phát triển đột ngột hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp. Điều trị nhanh chóng là rất quan trọng để duy trì thính giác của bạn hoặc giữ cho nó không trở nên tồi tệ hơn.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthy Hearing
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm