Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thảo dược và thực phẩm chức năng cho tuổi mãn kinh

Mãn kinh là một giai đoạn chuyển tiếp, được đánh dấu bằng việc kết thúc những năm tháng mà người phụ nữ có khả năng sinh sản. Sự thay đổi này sẽ diễn ra từ từ và thường xảy ra khi phụ nữ ở độ tuổi 50. Mãn kinh thường đi kèm với rất nhiều triệu chứng khác, và sẽ rất khác nhau với mỗi phụ nữ.

Thảo dược và thực phẩm chức năng cho tuổi mãn kinh

Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, thường từ khoáng 46 đến 55 tuổi, hầu hết phụ nữ thường có những triệu chứng cơ bản sau đây:

  • Bốc hỏa
  • Dễ bị kích động và thay đổi cảm xúc, tính nết
  • Khó ngủ, mất ngủ không rõ nguyên nhân
  • Khô âm đạo và có thể đau khi quan hệ tình dục
  • Trầm cảm, trong một số trường hợp

Những triệu chứng này thường liên quan đến việc suy giảm đáng kể hormone estrogen, cũng như sự sự dao động không đoán trước được của việc sản xuất hormone này. Vì quá trình thay đổi hormone estrogen ở mỗi phụ nữ rất khác nhau nên các triệu chững cũng sẽ rất khác nhau. 

Để khắc phục các rối loạn, khó chịu xảy ra với tuổi mãn kinh, có nhiều phương pháp được áp dụng như: thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng các hormone thay thế... tùy theo từng phụ nữ và độ tuổi bắt đầu mãn kinh của họ. Đối với việc sử dụng các chế phẩm liên quan đến hormone thay thế, đa số đều khuyến nghị về các sản phẩm có chứa các thành phần nguồn gốc thực vật được gọi là các phytoestrogen. Đây là các chất rất giống estrogen và có thể gắn với các thụ thể tiếp nhận estrogen tại các mô trên toàn cơ thể để làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

Trong nhiều thế kỷ, rất nhiều nền y học cổ truyền tại các quốc gia khác nhau đã sử dụng thảo dược để làm giảm các triệu chứng của mãn kinh. Những loại thực vật được sử dụng thường đến từ những thảo dược tại Mỹ, đến từ nền y học cổ truyền Châu Á và nền y học cổ tuyền Ấn Độ. Ngày nay, các nhà khoa học đang tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu về lợi ích thực sự của những loại thảo dược và thực phẩm bổ sung này trong việc giảm thiểu tối đa các triệu chứng do mãn kinh.

Dưới đây là một số thảo dược và thực phẩm bổ sung được chứng minh là an toàn và hiệu quả để sử dụng cho tuổi mãn kinh.

Đậu nành

Đậu nành chứa các thành phần phytoestrogen được gọi là các isoflavones. Hai loại isoflavone chính có trong đậu nành là genistein và daidzein. Trong một nghiên cứu tại Viện Linus Pauling, hai thành phần này, cùng với những thành phần khác trong đậu nành có thể làm giảm các tình trạng sau, mặc dù một số đáp ứng trong nghiên cứu vẫn còn chưa rõ ràng và chưa thực sự được chứng minh:
  • Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư
  • Giảm mỡ máu, cũng tức là sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Giảm tình trạng loãng xương sau mãn kinh
  • Giảm tần suất và mức độ bốc hỏa trong giai đoạn mãn kinh
  • Ngăn chặn việc tăng cân sau khi đã mãn kinh

Cũng nên lưu ý vẫn còn khá nhiều tranh cãi xung quanh những tác dụng thật sự của đậu nành đối với giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng như cho sức khỏe của phụ nữ. Đối với việc sử dụng các chế phẩm tinh chế từ đậu nành, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ sản khoa trước khi sử dụng, nhất là khi bạn có các vấn đề về tim mạch, đau nửa đầu, loãng xương hay một số vấn đề về đường sinh sản.

Cây thiên ma (Black Cohosh)

Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cây thiên ma có thể làm giảm các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh, nhưng một số nghiên cứu khác lại không nhận thấy tác dụng này. Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định rằng, loại thảo mộc có nguồn gốc từ Mỹ này có thể giúp ích trong việc kiểm soát chứng bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác, nếu được sử dụng trong thời gian ngắn khoảng 6 tháng. Mặc dù những bằng chứng sơ bộ về tác dụng của cây thiên ma là rất đáng khích lệ, nhưng vẫn cần những nghiên cứu để chứng minh một cách toàn diện hiệu quả thật sự.

Cỏ ba lá đỏ (Red Clover)

Cũng giống như đậu nành và cây thiên ma, kết quả của các nghiên cứu về cỏ ba lá đỏ còn đang gây rất nhiều tranh cãi, nhưng một nghiên cứu trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (Gynecologic Endocrinology) cho thấy, cỏ ba lá đỏ có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh mà lại ít có tác dụng phụ và gần như không có nguy cơ sức khỏe nào đáng kể xảy ra khi sử dụng loại cỏ này.

HMR Lignans

Lignan là một loại hợp chất thu được từ những loại thực phẩm giàu chất xơ, như hạt lanh và hạt vừng. Cũng giống như các thành phần của đậu nành, lignan là một loại phytoestrogen. Chúng sẽ hoạt động trong cơ thể sau khi được chuyển hóa tại đường tiêu hóa thành một chất được gọi là enterolactone. Lượng enterolactone cao được chứng minh là sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

HMR Lignan, còn được gọi là 7-hydroxymatairesinol, là một chiết xuất từ cây thông Na Uy và được bày bán như một loại thực phẩm chức năng. Ngoài việc bảo vệ khỏi bệnh ung thư vú, HMR lignan có thể giúp làm giảm mỡ máu ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh.

Quả của cây trinh nữ hoàng cung (Chasteberry) 

Một số phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ trải qua các triệu chứng giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Trong nhiều thế kỉ, những nhà y học cổ truyền đã sử dụng quả của cây trinh nữ hoàng cung để điều trị những triệu chứng này. Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tạp chí American Family Physician chỉ ra rằng, quả của cây trinh nữ hoàng cung hoặc chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung không thật sự làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.

Axit béo omega – 3

Khi phụ nữ bị trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh, việc tăng cường bổ sung axit béo omega -3 thường sẽ có ích. Trong một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Menopause, omega – 3 được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm liên quan đến mãn kinh. Tăng lượng omega – 3 bạn tiêu thụ mỗi ngày, thường là từ dầu cá có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến cảm xúc, ví dụ như dễ bị kích động và lo âu.

Điều bạn cần nhớ

Những loại thảo dược và thực phẩm chức năng trên đây là những phương pháp tự nhiên và tốt cho sức khỏe để làm giảm các triệu chứng khó chịu tiền mãn kinh và mãn kinh. Mặc dù nghiên cứu về một số loại thảo mộc này chưa đưa ra được kết luận chính xác, nhưng chúng đã phát huy tác dụng trên một số phụ nữ và được sử dụng từ nhiều thế kỷ nay.

Dù thế nào đi nữa, điều quan trọng bạn nên nhớ là luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng nào, cho dù là chúng có nguồn gốc tự nhiên. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng ngừa mãn kinh sớm ngay từ bây giờ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm