Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các liệu pháp thay thế hormones

Liệu pháp thay thế hormone sử dụng một hay nhiều hormone để điều trị các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Liệu pháp này sử dụng estrogen, progestin (một loại progesterone), hoặc cả hai. Đôi khi testosterone cũng được bổ sung.

Mãn kinh và Hormone

Các triệu chứng mãn kinh bao gồm:

  • Nóng ran
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Các vấn đề khi ngủ
  • Khô âm đạo
  • Bồn chồn
  • Ủ rũ
  • Giảm hứng thú quan hệ tình dục

Sau mãn kinh, cơ thể của bạn sẽ ngừng sản xuất estrogen và progesterone. Liệu pháp thay thế hormones có thể chữa các triệu chứng mãn kinh làm phiền bạn nhưng cũng làm tăng một số nguy cơ:

  • Hình thành các cục máu đông
  • Ung thư vú
  • Bệnh tim
  • Đột quỵ

Mặc dù có những lo ngại về những vấn đề trên, đối với nhiều phụ nữ, đây là phương pháp an toàn để chữa triệu chứng mãn kinh, tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc:

  • Không áp dụng vượt quá 5 năm
  • Ở liều thấp nhất có thể

Các hình thức của liệu pháp hormone

Liệu pháp này có nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể cần thử các cách khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất với bạn.

Estrogen có thể bổ sung qua:

  • Thuốc xịt mũi
  • Viên nén hoặc viên nang, qua đường uống
  • Gel bôi da
  • Miếng dán da, dán vào đùi hoặc bụng
  • Kem bôi âm đạo hoặc viên đặt âm đạo để giải quyết khô và đau khi quan hệ tình dục
  • Vòng đặt âm đạo

Phần lớn phụ nữ sử dụng estrogen và những người vẫn còn tử cung cũng cần sử dụng progestin. Sử dụng cả hai hormone với nhau giảm nguy cơ  ung thư tử cung. Phụ nữ cắt tử cung không thê ung thư tử cung. Cho nên họ được khuyến nghị chỉ dùng estrogen.

Progesterone hay progestin được bổ sung qua:

  • Viên uống
  • Miếng dán da
  • Kem bôi âm đạo
  • Viên đạt đặt âm đạo

Các loại liệu pháp hormone được bác sĩ kê đơn có thể phụ thuộc các triệu chứng mãn kinh bạn có. Ví dụ, viên uống hoặc miếng dán có thể chữa chảy mồ hôi đêm. Vòng âm đạo, kem hoặc viên nang có thê giảm khô âm đạo.

Thảo luận ích lợi và nguy cơ của phương pháp này với nhân viên y tế.

Thực hiện liệu pháp như thế nào

Khi sử dụng estrogen và progesterone cùng lúc, bác sĩ của bạn có thể gợi ý một trong những thời gian biểu sau::

Liệu pháp hormone theo chu kì thường được khuyên sau khi bạn bắt đầu mãn kinh

  • Bạn uống viên estrogen hoặc sử dụng miếng dán trong 25 ngày.
  • Progestin được bổ sung giữa ngày 10 và 14.
  • Bạn sử dụng estrogen và progestin kết hợp cho những ngày còn lại.
  • Bạn sẽ không dùng bất kì hormone nào từ 3 đến 5 ngày.
  • Bạn có thể sẽ bị chảy máu hàng tháng với liệu pháp chu kì.

Liệu pháp kết hợp khi bạn dùng cùng lúc estrogen và progestin tất cả các ngày.

  • Bạn có thể bị chảy máu bất thường khi bắt đầu hoặc chuyển qua lịch trình thay thế hormone này.
  • Phần lớn phụ nữ ngừng chảy máu trong vòng 1 năm.

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nếu bạn có triệu chứng nặng hoặc nguy cơ loãng xương cao. Ví dụ, bạn có thể cũng dùng testosterone, một hormone nam để cải thiện ham muốn tình dục.

Tác dụng phụ của liệu pháp hormone

Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Đau vú
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Buồn nôn
  • Ứ nước
  • Chảy máu bất thường

Nói với bác sĩ khi bạn nhận thấy tác dụng phụ. Thay đổi liều hoặc phương pháp điều trị giúp giảm tác dụng phụ. KHÔNG thay đổi liều hoặc ngừng dùng thuốc trước khi nói chuyện với bác sĩ.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ

Nếu bạn chảy máu âm đạo hoặc các triệu chứng bất thường khác, gọi cho bác sĩ.

Đảm bảo đến gặp bác sĩ để khám định kì khi sử dụng liệu pháp thay thế hormones.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hợp từ Medlineplus
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm