Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng rượu, bia an toàn, phòng tránh ngộ độc ngày Tết Nguyên Đán

Rượu, bia và các chất kích thích có tác động đáng kể tới hệ thần kinh não bộ, chức năng gan thận, gây ra hàng loạt những hành vi mất kiểm soát nếu sử dụng quá mức hoặc lạm dụng. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, những bữa ăn thân mật bên gia đình, người thân và bạn bè khiến chúng ta khó lòng từ chối. Vậy thì làm cách nào để sử dung rượu bia an toàn và cách phòng chống ngộ độc rượu bia hiệu quả nhất? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Rượu, bia được xếp vào nhóm chất kích thích, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và ảnh hưởng các chức năng của não bộ. Những hệ lụy có thể xảy ra khi lạm dụng rượu, bia như tình trạng ngộ độc cấp, các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như xơ gan, viêm loét dạ dày,... hay nguy hiểm hơn như suy ngược thần kinh, xơ vữa động mạch, gia tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, rượu, bia còn là thủ phạm gây ra hàng loạt các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây mất trật tự xã hội và làm suy giảm sức khỏe, kinh tế, hạnh phúc gia đình.

Sử dụng rượu, bia đúng liều lượng

Tuy nhiên, rượu bia cũng có tác dụng đáng kể với sức khỏe nếu chúng ta biết sử dụng an toàn, đúng lúc và đúng liều lượng. Theo khuyến cáo, ở người trưởng thành, nam giới không nên tiêu thụ quá 2 đơn vị rượu/ ngày trong khi đó ở nữ giới là không quá 1 đơn vị rượu/ ngày. Vì nồng độ cồn của mỗi loại rượu bia là khác nhau, nhưng nhìn chung, 1 đơn vị rượu sẽ chứa khoảng 8-14g rượu nguyên chất. Tương đương 1 lon bia 2-12 độ có dung tích 270-330ml hoặc 1 ly rượu vang 125 ml 9-18 độ hay 1 ly rượu mạnh 40 độ với dung tích 40ml. Quá mức khuyến nghị này, đều được xếp vào tình trạng lạm dụng rượu bia.

Vậy, dưới đây là những nguyên tắc để phòng ngừa hậu quả không mong muốn của việc lạm dụng rượu/ bia:

  • Trẻ dưới 16 tuổi tuyệt đối không tiêu thụ rượu bia.
  • Lựa chọn loại rượu, bia an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định và có chứng nhận.
  • Hạn chế tiêu thụ những loại rượu ngâm, rượu thuốc, thảo dược, động vật khi không biết rõ thành phần hoặc các hoạt chất có trong đó. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến gây ra các vụ ngộ độc cấp tính vì hàm lượng độc tố cao.
     
  • Không sử dụng rượu với nồng độ cồn từ 30 độ trở lên với liều lượng quá 30ml/ ngày.
  • Không sử dụng rượu, bia khi đói, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét hoặc chảy máu dạ dày. Nên ăn thức ăn giàu protein hoặc uống nước lọc, đặc biệt là ăn rau xanh trước khi uống rượu để làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thụ vào máu.
  • Không kết hợp rượu, bia với các loại đồ uống có ga khác, sẽ dễ gây ra tình trạng kích ứng, chóng mặt, buồn nôn. Thậm chí, một số trường hợp nguy hiểm hơn có thể bị mất tri giác hoặc tử vong do nồng độ cồn quá cao.
  • Không uống rượu, bia với caffeine. Kết hợp hai chất kích thích sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn khi tăng huyết áp, tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Nên uống chậm rãi, lượng vừa phải, hạn chế việc kích ứng niêm mạc dạ dày, giúp gan có thời gian oxy hóa và đào thải.
  • Một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người có các bệnh lý mạn tính như xơ gan, viêm gan và các bệnh đường tiêu hóa, tim mạch nên hạn chế, thậm chí tuyệt đối không sử dụng.

Trên đây những lời khuyên hữu ích để phòng tránh ngộ độc rượu, bia. Tuy nhiên, cách phòng ngừa tốt nhất là tuyệt đối không sử dụng. Hoặc nếu có, chỉ nên dùng với liều lượng cho phép và sử dụng đúng cách, đúng thời điểm.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm