Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau cổ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Đau cổ là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán , phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa tình trạng đau cổ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Một số triệu chứng của bệnh là: đau dai dẳng, đau nhói, ngứa ran, đau hoặc nhạy cảm với áp lực nhẹ, đau nặng hơn khi bạn giữ đầu ở một tư thế trong một thời gian, căng cơ hoặc co thắt.

Đau cổ có thể chủ yếu giới hạn ở cổ hoặc đau rễ thần kinh (lan rộng đến các vùng như vai hoặc cánh tay), có thể kèm theo đau đầu, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc cả hai cánh tay. Đau cổ cũng có thể là tình trạng cấp tính, kéo dài vài ngày đến vài tuần hoặc mạn tính, kéo dài hơn ba tháng đến vài năm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:

  • Cơ bị căng
  • Viêm khớp
  • Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm
  • Dây thần kinh bị chèn ép và gai xương (chèn ép dây thần kinh)
  • Chấn thương
  • Phát triển khối u và u nang (trong trường hợp hiếm gặp).

Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ phát triển chứng đau cổ:

  • Người lớn tuổi
  • Tinh thần căng thẳng
  • Hoạt động nặng
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Phụ nữ
  • Lái xe hoặc đi du lịch đường dài
  • Làm việc nhiều giờ bên máy tính
  • Thường xuyên cúi cổ xuống, chẳng hạn như để nhìn vào điện thoại
  • Mang túi nặng trên vai
  • Sai tư thế khi ngủ
  • Hút thuốc.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bạn dựa trên bệnh sử cá nhân và khám thực thể. Trong quá trình kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đau, tê và yếu ở cổ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các hoạt động thường xuyên của bạn cũng như bất kỳ chấn thương nào trước đây có thể góp phần gây ra tình trạng này, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm hình ảnh ở cổ, chẳng hạn như sau:

  • X-quang: để xem những thay đổi thoái hóa có thể gây áp lực lên dây thần kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): kết hợp hình ảnh X-quang để tạo ra hình ảnh là mặt cắt ngang các cấu trúc ở cổ của bạn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Từ trường và sóng radio tạo ra hình ảnh giải phẫu các vùng trên cơ thể.

Các xét nghiệm khác có thể giúp chẩn đoán bao gồm:

  • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh: đo các xung thần kinh để phát hiện các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Điện cơ (EMG): đưa một điện cực kim vào cơ để đo hoạt động điện của chúng, giúp phát hiện tổn thương dây thần kinh dẫn đến cơ.
  • Xét nghiệm máu: một số dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng có thể giúp xác định các tình trạng góp phần gây đau cổ.

Tiên lượng bệnh

Cơn đau cổ nghiêm trọng đến mức nào, kéo dài bao lâu và khả năng tự khỏi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra cơn đau. Nếu cơn đau cổ của bạn là do căng cơ, rất có thể nó sẽ đáp ứng với việc tự chăm sóc và thuyên giảm theo thời gian. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn có thể cần phải điều trị lâu dài, thực hiện các thủ thuật và có thể phải phẫu thuật để thấy sự cải thiện đáng kể.

Thời gian của bệnh

Đau cổ có thể cấp tính, kéo dài vài ngày đến vài tuần hoặc mạn tính, kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn. Cơn đau kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu cơn đau cổ kéo dài hơn một vài ngày hoặc nặng hơn, cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Điều trị

Các phương pháp điều trị được khuyến nghị cho chứng đau cổ sẽ khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân gây ra. Nói chung, mục tiêu điều trị là giảm đau và cải thiện chức năng.

Hầu hết các dạng đau cổ nhẹ đến trung bình đều đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn và tự chăm sóc, thường trong vòng 2-3 tuần. Nếu cơn đau của bạn vẫn không được giải quyết, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác.

Các lựa chọn tự chăm sóc có thể giúp giải quyết cơn đau cổ bao gồm:

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn 
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh hoặc xen kẽ giữa cả hai
  • Bài tập giãn cơ và cổ nhẹ nhàng
  • Nghỉ ngơi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu bị đau cổ dai dẳng gây cản trở công việc hoặc hoạt động hàng ngày.

Mặc dù đau cổ thường không phải là trường hợp cấp cứu nhưng bạn nên đi khám ngay lập tức nếu gặp phải bất kỳ vấn đề sau:

  • Đau sau một tai nạn hoặc chấn thương
  • Đau và cảm giác tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, vai hoặc chân
  • Đau và bị yếu tay hoặc chân.
  • Bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn
  • Bị mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Bị ớn lạnh, sốt hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn giúp giảm đau cổ bao gồm acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen (Advil).

Nếu các thuốc giảm đau không kê đơn không đủ mạnh để làm dịu cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn hoặc sử dụng các loại thuốc sau:

  • NSAID khác
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Tiêm steroid.

Vật lý trị liệu

Một số tình trạng gây đau cổ, bao gồm cả căng cơ có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật hiếm khi cần thiết đối với chứng đau cổ, nhưng khi bạn bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống thì đây là điều cần thiết.

Phương pháp điều trị và hỗ trợ thay thế

  • Châm cứu
  • Phương pháp chiropactic
  • Mát-xa
  • Yoga, thái cực quyền và các bài tập tập thể dục khác.

Biện pháp phòng ngừa

Không phải tất cả các cơn đau cổ đều có thể ngăn ngừa được, nhưng việc duy trì tư thế chuẩn có thể giúp giảm nguy cơ bị đau cổ.

Nếu bạn làm việc tại bàn, hãy điều chỉnh thiết lập sao cho màn hình máy tính ngang tầm mắt và đầu gối hơi thấp hơn hông khi bạn ngồi. Tránh mang túi nặng trên vai. Ngủ sao cho đầu và cổ thẳng hàng với phần còn lại của cơ thể, cố gắng nằm ngửa khi ngủ, đùi kê cao trên gối.

Biến chứng của đau cổ

Đau cổ có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày, từ lái xe ô tô đến gõ máy tính hay làm các công việc nhà bếp. Mặc dù hầu hết các dạng đau cổ không dẫn đến tổn thương lâu dài nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau kéo dài hơn một vài ngày hoặc trở nên nặng hơn theo thời gian để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng lâu dài về sau.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm