Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng Aspirin liều thấp hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

Một nghiên cứu về việc dùng Aspirin liều thấp có làm giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, cần có thêm những bằng chứng về lợi ích và rủi ro của việc sử dụng aspirin liều thấp đối với người bệnh tiểu đường type 2 trước khi áp dụng phòng ngừa.

Các nghiên cứu hiện nay đã cho thấy rằng người lớn tuổi có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách dùng aspirin liều thấp hằng ngày. Theo kết quả được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường Châu Âu, người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên uống 100 miligram aspirin mỗi ngày có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn 15%. Cụ thể, sử dụng aspirin hằng ngày giúp cải thiện nồng độ glucose huyết tương lúc đói và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và không có tác động lớn đến bệnh tim mạch. Do đó, trước khi sử dụng aspirin để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu cần tiếp tục điều tra tác động và rủi ro của thuốc.

Aspirin liều thấp góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện lượng đường trong máu.

Để tìm hiểu tác dụng của aspirin liều thấp đối với người lớn tuổi, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm mù đôi và công bố trên Tạp chí Y học New England vào năm 2018. Nghiên cứu này bao gồm 16.209 người tham gia được chia làm hai nhóm: 8.086 đối tượng được chỉ định uống 100mg aspirin mỗi ngày và nhóm còn lại bao gồm 8.123 người dùng giả dược. Đối tượng tham gia nghiên cứu được theo dõi trong thời gian trung bình 4,7 năm. Trong quá trình nghiên cứu, có 995 người đã mắc bệnh tiểu đường. Khi so sánh với những người dùng giả dược, nhóm dùng aspirin có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn 15%. Đường huyết lúc đói cũng tăng chậm hơn ở nhóm dùng aspirin. Tuy nhiên, dùng aspirin hằng ngày có liên quan đến nguy cơ xuất huyết nặng tăng 38% và không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

Aspirin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách giảm viêm.

Aspirin được biết đến như một công cụ phòng ngừa bệnh tim mạch, ngoài ra, nó cũng có thể đóng góp vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường type 2, trong đó có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng viêm mạn tính và sự không ổn định của lượng đường trong máu. Theo lý thuyết, aspirin là thuốc chống viêm nên nó có thể làm giảm quá trình viêm, do đó làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu aspirin liều thấp có tác dụng này hay không và tác dụng như thế nào vì lợi ích chống viêm của aspirin thường được thấy ở liều cao hơn, 300mg trở lên.

Những rủi ro của aspirin liều thấp: Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ khuyến cáo người trên 60 tuổi tránh sử dụng aspirin liều thấp hằng ngày như một chiến lược chính để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, những rủi ro nghiêm trọng rất dễ xuất hiện ở người lớn tuổi bao gồm nguy cơ chảy máu.

Các nghiên cứu cần tiến hành trong tương lai để hiểu tác động của Aspirin

Mặc dù kết quả cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê nhưng luôn có một chút hoài nghi về giả thuyết cũng như thiết kế thử nghiệm ban đầu. Điều này nói lên phương pháp nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược trong tương lai với phạm vi dân só rộng lớn sẽ giúp xác định xem liệu aspirin có làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường ở người lớn tuổi hay không.

Do những tác dụng phụ của aspririn gây ra nên trước tiên, có thể áp dụng các biện pháp can thiệp không dùng thuốc như chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.

Kết luận:

Nhiều nghiên cứu mới cho thấy dùng aspirin liều thấp có thể giúp giảm nguy có mắc bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi. Người từ 65 tuổi trở nên dùng 100mg aspirin mỗi ngày thì  nguy cơ mắc tiểu đường type 2 thấp hơn 15% so với dùng giả dược. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ vè tác dụng của aspirin có thể gây ra cá tác dụng phụ nghiêm trong như xuất huyết nặng.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm