Sự quan tâm của cộng đồng đến ung thư tụy
Ung thư tụy được nhiều người biết đến sau khi những nhân vật nổi tiếng bị mắc căn bệnh này, ví dụ như nhà đồng sáng lập Apple - Steve Jobs, phát hiện năm 2003 và qua đời ngày 05 tháng 10 năm 2011. Ông bị u thần kinh nội tiết tế bào đảo tụy (islet cell neuroendocrine tumor), một thể hiếm của căn bệnh này. Phó Chánh án của Tòa án Tối cao Tư pháp Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg và nam diễn viên Patrick Swayze cũng từng mắc căn bệnh này. Swayze qua đời vào năm 2009. Tỉ lệ mắc ung thư tụy là khoảng 1 trên 78.
Tuyến tụy là gì?
Tụy là một tạng hay cơ quan dài khoảng 15 cm, xốp, dạng hình ống ở mặt lưng, phía sau dạ dày. Tuyến tụy đảm nhiệm hai vai trò quan trọng trong cơ thể: tiết dịch tiêu hóa (enzyme) giúp ruột phân hủy thức ăn và sản xuất hormone - bao gồm insulin điều hòa lượng đường và tinh bột trong cơ thể. Ung thư tụy xảy ra khi các tế bào ác tính (ung thư) phát triển, phân chia, và lan tỏa trong các mô của tuyến tụy.
Các triệu chứng của ung thư tụy
Ung thư tụy còn được gọi là bệnh "thầm lặng" do các triệu chứng thường không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Khi bệnh phát triển và lan rộng, cơn đau sẽ tăng lên ở bụng vùng thượng vị và đôi khi lan ra sau lưng. Cơn đau có thể tăng lên khi ăn hoặc nằm. Các triệu chứng khác có thể gặp gồm vàng da, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược và trầm cảm.
Nguyên nhân của ung thư tụy
Mặc dù khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư tụy, nhưng đã phát hiện hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính, người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh cao gấp hơn 2 lần so với người không hút thuốc lá. Tuổi cũng là yếu tố liên quan vì tỉ lệ mắc bệnh thường tăng mạnh sau tuổi 45. Đái tháo đường cũng liên quan đến bệnh vì nó vừa là yếu tố nguy cơ vừa là một triệu chứng của bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm viêm tụy mạn tính và xơ gan cũng như tiền sử gia đình mắc ung thư tụy, chế độ ăn uống giàu chất béo, béo phì và ít hoạt động thể lực.
Chẩn đoán ung thư tụy
Phát hiện sớm ung thư tụy là một trong những thử thách lớn. Bác sĩ không thể nhìn hoặc sờ thấy khối u khi bệnh nhân đến khám sức khỏe định kỳ. Để chẩn đoán (và xác định điều trị thích hợp nhất), cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (ví dụ như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính/CT) để đánh giá ổ bụng và xác định mức độ nặng của bệnh. Vùng màu xanh lá cây trên phim chụp CT màu (colorized CT scan) dường như là khối ung thư tụy và gan. Trong tình huống này, cần sinh thiết - lấy một mẫu bệnh phẩm mô từ khối u bằng cách chọc kim qua da hoặc lấy mẫu bệnh phẩm trong khi phẫu thuật để làm chẩn đoán.
Điều trị: Phẫu thuật
Có thể phẫu thuật để điều trị nếu như khối u chưa lan sang các cơ quan khác. Do mức độ phẫu thuật tác động đến tác dụng phụ sau này, phẫu thuật viên sẽ cố gắng giữ lại càng nhiều mô tụy lành càng tốt. Tuy nhiên, trong ung thư tụy, các tế bào ác tính thường di căn sang các cơ quan khác tại thời điểm chẩn đoán. Vẫn có thể phẫu thuật ngay cả khi khối u quá lớn do phẫu thuật làm giảm nhẹ một số triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề do kích thước của khối u gây ra.
Điều trị: Xạ trị
Xạ trị là biện pháp dùng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Thời gian điều trị là năm ngày một tuần trong vài tuần hoặc vài tháng. Điều này sẽ giúp bảo vệ các mô bình thường do tổng liều bức xạ được dàn đều. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu bức xạ như một cách để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật. Xạ trị có thể giúp bệnh nhân giảm đau hoặc giảm các vấn đề tiêu hóa do kích thước khối u lớn.
Điều trị: Hóa trị
Hóa trị là cách sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển hoặc nhân lên, có thể chỉ sử dụng một loại thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khác nhau. Thuốc có thể được dùng qua đường uống hoặc đường tiêm. Các thuốc đi vào máu và lan tỏa trên toàn bộ cơ thể nên đây là một lựa chọn tốt trong trường hợp ung thư đã di căn. Nó cũng được dùng sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn lại.
Điều trị: Điều trị đích
Trên thị trường hiện nay có vài loại thuốc mới có khả năng tấn công các phần cụ thể của tế bào ung thư. Dường như ít gặp tác dụng phụ do phương pháp điều trị đích hơn so với hóa trị liệu và phương pháp này cũng ít gây hại các tế bào bình thường. Liệu pháp này hiện đang được nghiên cứu để điều trị ung thư tụy.
Trên đây là hình ảnh phóng đại của một tế bào ung thư tụy sau khi được cải thiện màu sắc.
Phương pháp điều trị mới: Liệu pháp miễn dịch
Cũng được gọi là liệu pháp sinh học, liệu pháp miễn dịch tăng cường hệ thống miễn dịch của con người để chống lại bệnh tật. Liệu pháp miễn dịch vẫn chưa được dùng cho bệnh ung thư tụy, nhưng đang được tích cực nghiên cứu, cùng với vắc xin hỗ trợ hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư.
Điều trị: Điều trị giảm nhẹ
Liệu pháp giảm nhẹ được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng và giảm đau trong bất kì giai đoạn nào của bệnh hoặc hỗ trợ các phương pháp điều trị khác. Mục tiêu của việc điều trị này là cải thiện chất lượng cuộc sống về cả mặt thể chất cũng nhau tâm trí và tinh thần. Điều trị giảm nhẹ phù hợp nhất trong thời kì phát triển của bệnh, nhưng có thể kết hợp với phương pháp điều trị ung thư khác để chống lại bệnh tật.
Hỗ trợ
Sống chung với bệnh ung thư tụy không dễ dàng; việc có một hệ thống hỗ trợ rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về cảm xúc và tình trạng bệnh. Có nhiều hình thức hỗ trợ đang được thực hiện từ cộng đồng địa phương cho cả bệnh nhân, gia đình và bạn bè của họ. Các tổ chức giúp đỡ các vấn đề liên quan đến điều trị hàng ngày và lo lắng chung về tương lai.
- Mạng lưới hành động Ung thư tụy: 877-272-6226
- Hội ung thư Hoa Kỳ: 800-ACS-2345
- Chăm sóc người Ung thư: 1-800-813-HOPE (4673)
Có thể phòng ngừa bệnh này?
Mặc dù chưa có sự thống nhất về cách ngăn ngừa ung thư tụy, nhưng mọi người hãy bắt đầu từ việc tránh các yếu tố nguy cơ bạn có thể kiểm soát.
Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá bây giờ.
Nếu chế độ ăn uống nhiều chất béo, hãy ăn lành mạnh hơn.
Thực hiện thói quen tập thể dục thường xuyên vì điều này làm giảm khả năng mắc đái tháo đường và béo phì - hai yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư tụy
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.