Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị - phần 2

Bài viết tiếp theo về chủ đề sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị

Sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị (phần 2)

4. Làm gì khi nghi ngờ mình bị sẩy thai:

Nếu bạn phát hiện hoặc nhận ra dấu hiệu nào như chảy máu hoặc cơn co thắt trong suốt quá trình mang thai, hãy đi khám ngay. Bác sẽ khám và tìm hiểu xem máu ra từ đâu, có phải từ cổ tử cung hay không và kiểm tra tử cung cho bạn. Bạn cũng có thể được làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormon mang thai hCG và kiểm tra này sẽ được liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày để xem nồng độ này có tăng như mong đợi không.

Nếu bạn bị ra máu hoặc có cơn co thắt và nếu bác sĩ có nghi ngờ thậm chí chỉ là một chút rằng bạn chửa ngoài tử cung, bạn sẽ được chỉ định làm siêu âm ngay lập tức. Nếu bạn không thấy có dấu hiệu bất thường nào ngoài việc tiếp tục ra máu sau đó, bạn sẽ được làm siêu âm lại ở tuần thứ 7 thai kì.

Ở thời điểm này, nếu bác sĩ chuyên khoa thấy được tim thai bình thường, thì thai nhi của bạn có thể sống được và nguy cơ sẩy thai đã được giảm xuống rất nhiều, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục ra máu, bạn sẽ phải đi làm lại siêu âm. Nếu bác sĩ xác định rằng thai có kích thước bình thường nhưng không có tim thai, có nghĩa la bạn đã bị sẩy thai, hay thai không sống được.

Nếu kích thước thai nhỏ hơn mong đợi, và không nghe được tim thai thì có thể chỉ có nghĩa là bạn đã tính sai ngày mang thai và thai nhi chưa đủ ngày như bạn nghĩ. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ phải làm lại siêu âm trong vòng 1 đến 2 tuần sau đó và một số xét nghiệm máu để đi đến chẩn đoán cuối cùng.

Nếu bạn đang ở 3 tháng giữa thai kì, và kết quả siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn hoặc mở, bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm một thủ thuật gọi là khâu cổ tử cung, tức là đóng cổ tử cung lại để bảo vệ bạn khỏi bị sẩy thai hoặc sinh non (trong trường hợp kết quả siêu âm cho thấy thai nhi bình thường và không có dấu hiệu của nhiễm trùng trong tử cung). Thủ thuật này tất nhiên tồn tại những yếu tố nguy cơ nhất định, và không phải ai đủ điều kiện để được làm.

Nếu bạn đang có dấu hiệu cho thấy có thể sẩy thai, bác sĩ sẽ bảo bạn nghỉ ngơi nhiều tại giường để làm giảm nguy cơ sẩy thai, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó. Bạn cũng sẽ được khuyên không quan hệ tình dục nếu ra máu và co thắt tử cung. Quan hệ tình dục không làm sẩy thai, tuy nhiên nếu bạn có những dấu hiệu này thì bạn nên kiêng.

Bạn có thể bị ra máu nhẹ và co thắt tử cung trong vài tuần. Trong trường hợp này, sử dụng băng vệ sinh (không dùng tampon) và uống thuốc giảm đau acetaminophen sẽ làm cho bạn dễ chịu phần nào . Nếu bạn đang bị sẩy thai, các triệu chứng ra máu và co thắt tử cung sẽ ngày càng tồi tệ và cuối cùng bạn sẽ tống những '' sản phẩm của quá trình thụ thai'' ra ngoài. Thường nhau thai và phôi thai sẽ có màu xám nhẹ và có thể có thể có đốm máu.

 Nếu có thể, hãy bỏ những mô này vào trong dụng cụ sạch và đưa cho bác sĩ sản của bạn. Bác sĩ có thể sẽ muốn kiểm tra lại hoặc gửi đến phòng xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bạn sẩy thai. Trong đa số, nhiều khả năng bác sĩ sẽ muốn gặp bạn trong thời điểm này, vì vậy hãy liên lạc và  nói lại những gì đã xảy ra.

 5. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa tống được những mô này ra ngoài?

Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này, nhưng tốt hơn hết là hãy thảo luận với bác sĩ để biết được ưu nhược điểm của từng phương pháp. Có thể bạn sẽ chọn chờ đợi cho đến lúc nó tự ra ngoài nếu bác sĩ sau khi kiểm tra cho bạn nói rằng sức khỏe của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. ( Hơn một nửa phụ nữ tống ra tự nhiên trong vòng một tuần sau khi biết thai nhi không còn). Hoặc cũng có thể bạn sẽ chờ một khoảng thời gian ngắn xem chuyện gì xảy ra trước khi tiến hành thủ thuật bỏ thai.

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc để thúc đẩy nhanh quá trình này, tuy nhiên nhược điểm của thuốc đó là nó có các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Nếu bạn chọn cách chờ để cơ thể tự đẩy ra hoặc uống thuốc để kích thích, thì vẫn có nguy cơ phải tiến hành thủ thuật mới đẩy hết ra ngoài được.

Mặt khác, nếu bạn cảm thấy cả thể chất và tinh thần đều mệt mỏi, có thể bạn sẽ chọn làm thủ thuật nạo thai để loại bỏ.

Trong trường hợp bạn gặp phải vấn đề như ra máu hoặc dấu hiệu nhiễm trùng làm cho nguy cơ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tăng lên, bạn phải loại bỏ thai ngay lập tức. Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn nên làm thủ thuật nếu đây là lần thứ 2 hoặc 3 bạn sẩy thai liên tiếp, để mô thai được kiểm tra để tìm xem có nguyên nhân do gen hay không.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Lưu ý hữu ích về mang thai sau khi sảy thai

CTV Mai Mai - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Babycenter
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

  • 17/04/2024

    Tác động tiêu cực của quần áo chật đối với phụ nữ mang thai

    Mang thai có thể khiến cơ thể thay đổi hình dáng và cân nặng rất nhiều. Đôi khi quần áo chật đến mức khó chịu và hằn lên các phần cơ thể.

  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

Xem thêm