Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dọa sảy thai

Dọa sảy thai là dấu hiệu báo trước của sảy thai. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bạn có thể phòng tránh được sảy thai thực sự.

Dọa sảy thai là hiện tượng ra máu âm đạo xuất hiện trong 20 tuần đầu của thai kì. Chảy máu thường đi kèm với co thắt ở bụng. Những triệu chứng này báo hiệu sảy thai có thể diễn ra và đó là lí do mà tình trạng này được gọi là dọa sảy thai.

Ra máu âm đạo gặp khá nhiều ở phụ nữ mang thai. Khoảng 20-30% phụ nữ sẽ bị ra máu trong 20 tuần đầu tiên của thai kì. Và 50% những phụ nữ này vẫn sẽ tiếp tục mang thai đến khi đủ tháng.

Nguyên nhân chính xác của dọa sảy thai thường không được biết đến. Tuy nhiên, nó thường gặp ở những phụ nữ đã từng bị sảy thai trước đó.

Triệu chứng

Bất kì trường hợp ra máu âm đạo nào trong 20 tuần đầu của thai kì đều có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai. Một số phụ nữ cũng xuất hiện co thắt ở bụng hoặc đau thắt lưng.

Khi sảy thai thực sự, bạn có thể bị đau âm ỉ hoặc đau chói ở bụng, vùng thắt lưng. Bạn cũng có thể thấy bị ra các mô cùng với các chất giống máu đông theo đường âm đạo.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn đang mang thai và xuất hiện bất kì triệu chứng nào kể trên.

Yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân thực sự của dọa sảy thai thường không được biến đến. Tuy nhiên có những yếu tố làm bạn tăng nguy cơ như:

  • Nhiễm virus hoặc nhiễm vi khuẩn khi mang thai
  • Chấn thương vùng bụng
  • Tuổi mẹ trên 35
  • Tiếp xúc với một số chất hóa học hoặc thuốc

Các yếu tố khác có thể dẫn đến dọa sảy thai bao gồm béo phì và tiểu đường không kiểm soát. Nếu bạn bị thừa cân hoặc tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp để duy trì sức khỏe khi mang thai.

Bạn cũng nên nói với bác sĩ về bất kì thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào mà bạn đang dùng vì có thể chúng không an toàn để sử dụng khi mang thai.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể thăm khám cơ quan sinh dục bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung của bạn nếu nghi ngờ dọa sảy thai để xác định nguồn gốc chảy máu và xem xét xem ối đã vị vỡ chưa. Thăm khám này chỉ mất một vài phút.

Siêu âm sẽ được tiến hành để theo dõi tim thai và sự phát triển của thai nhi, cũng như xác định lượng máu chảy. Siêu âm đầu dò âm đạo chính xác hơn siêu âm đường bụng trong giai đoạn sớm của thai kì. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò siêu âm dài 5-7 cm vào trong âm đạo của bạn để tái tạo hình ảnh cơ quan sinh dục và đánh giá chi tiết.

Xét nghiệm máu cũng có thể được tiến hành để xác định lượng hóc-môn bất thường, đặc biệt là HCG và progesteron. HCG là một hóc-môn do cơ thể sản xuất ra khi mang thai và progesteron là một hóc-môn để hỗ trợ thai kì. Nồng độ bất thường của một trong hai hóc-môn này có thể là nguồn gốc của vấn đề.

Điều trị

Sảy thai thường không thể ngăn chặn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ gợi ý những phương pháp để bạn có thể giảm nguy cơ sảy thai.

Khi bạn bình phục, bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh một số hoạt động nhất định. Nghỉ ngơi tại giường và tránh quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng hết hẳn. Bạn cũng sẽ được điều trị các bệnh lí làm tăng nguy cơ sảy thai như tiểu đường hoặc suy giáp.

Bác sĩ cũng cho thể tiêm progesteron cho bạn để làm tăng lượng hóc-môn này trong máu. Hoặc bạn cũng có thể được chỉ định tiêm globulin miễn dịch Rh nếu bạn có nhóm máu Rh (-) và con của bạn có nhóm máu Rh (+). Nó sẽ khiến cơ thể không tạo ra kháng thể chống lại các tế bào máu của thai nhi.

Tiên lượng

Nhiều phụ nữ bị dọa sảy thai vẫn có thể tiếp tục duy trì đến khi thai đủ tháng và sinh em bé khỏe mạnh. Sẽ có nhiều khả năng này nếu như cổ tử cung của bạn vẫn chưa mở và thai nhi vẫn được gắn chắc chắn vào thành tử cung. Nếu bạn có lượng hóc-môn bất thường thì liệu pháp hóc-môn có thể giúp bạn giữ thai đến đủ tháng.

Khoảng 50% những phụ nữ bị dọa sảy thai nhưng không bị sảy thai. Hầu hết những phụ nữ bị sảy thai vẫn có thể mang thai trong tương lai. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra những nguyên nhân khiến bạn sảy thai liên tiếp (từ hai lần trở lên).

Với một số phụ nữ, dọa sảy thai là một vấn đề hết sức căng thẳng và có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm. Điều quan trọng là cần thảo luận với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng của sảy thai hoặc dọa sảy thai. Họ sẽ giúp bạn điều trị nếu cần thiết.

Phòng bệnh

Rất khó để phòng ngừa sảy thai nhưng một số thay đổi có thể giúp bạn có một thai kì khỏe mạnh:

  • Không uống rượu
  • Không hút thuốc lá
  • Không sử dụng ma túy trái phép
  • Hạn chế tiêu thụ cafein
  • Tránh sử dụng một số thực phẩm khiến bạn bị ốm và gây hại cho thai nhi
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc chất tẩy rửa mạnh
  • Điều trị kịp thời những nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn
  • Uống vitamin trước sinh, ví dụ như acid folic
  • Tập luyện ít nhất 2 giờ mỗi tuần

Bạn cũng có thể duy trì thai kì khỏe mạnh bằng cách chăm sóc trước sinh sớm và toàn diện. Nhận được chăm sóc trước sinh có thể giúp bạn phát hiện và điều trị sớm những vấn đề khi mang thai để phòng ngừa các biến chứng và đảm bảo sinh ra một em bé khỏe mạnh.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm