Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm thường gặp khi kiểm tra đường huyết

Kiểm soát đường huyết tốt yêu cầu bạn phải kiểm tra đường huyết tốt. Tuy vậy, việc kiểm tra đường huyết không đơn giản như bạn vẫn nghĩ. Tránh không mắc phải những sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn có được kết quả chính xác nhất.

Kiểm tra lượng glucose hay đường trong máu là một phần quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường typ 2. Thường xuyên kiểm tra sẽ giúp bạn biết đượng các loại thực phẩm, luyện tập thể thao và các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn như thế nào. Kết quả kiểm tra sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng về mức đường huyết của bạn. Bạn sẽ biết được lượng đường huyết của bạn đang ở mức khỏe mạnh hay không khỏe mạnh.

Tuy nhiên, kiểm tra lượng đường huyết không phải là một việc dễ dàng. Rất nhiều sai lầm trong khi kiểm tra đường huyết có thể ảnh hưởng đến kết quả. Trên thực tế, rất khó để hiểu đúng các hướng dẫn về kiểm tra đường huyết, theo một nghiên cứu được xuất bản vào tháng 5 năm 2015 trên Journal of Diabetes and Metabolic Disorders. Tuy nhiên, bằng việc thay đổi một số thói quen nhỏ khi kiểm tra đường huyết, bạn có thể có được kết quả chính xác nhất. Hãy bắt đầu bằng việc tránh một số sai lầm phổ biến sau đây:

Sai lầm số 1: Mua loại máy kiểm tra đường huyết không phù hợp với cuộc sống hàng ngày của bạn.

Bạn sẽ cần phải có loại máy kiểm tra đường huyết phù hợp nhất với bạn. Ví dụ, nếu bạn là một người trẻ và luôn bận rộn với công việc thì bạn nên mua một chiếc máy có thể bỏ vừa trong túi áo/túi quần. Nhưng nếu với những người cao tuổi, thì một chiếc máy lớn hơn một chút, với chữ số to,dễ đọc sẽ phù hợp hơn.

Sai lầm số 2: Không thiết lập ngày giờ đúng trên máy

Máy đo là một công cụ quan trọng để giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết nhưng sẽ rất khó để theo dõi lượng đường huyết của bạn nếu máy của bạn không được cài đặt đúng. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt đúng ngày và giờ trên máy.

Sai lầm số 3: Kiểm tra đường huyết sai thời điểm

Rất nhiều người kiểm tra đường huyết quá sớm sau khi ăn, do đó dẫn đến kết quả kiểm tra quá cao. Mặc dù bạn sẽ muốn trao đổi với bác sỹ về việc nên kiểm tra đường huyết khi nào và như thế nào để có kết quả tốt nhất, nhưng thông thường, kết quả chính xác nhất thường là sau bữa ăn 2 giờ.

Sai lầm số 4: Không kiểm tra đường huyết thường xuyên

Cách tốt nhất để biết được bạn có kiểm soát được đường huyết tốt hay không là thường xuyên kiểm tra, có nghĩa là bạn sẽ phải biến việc kiểm tra đường huyết thành thói quen hàng ngày của bạn. Bạn có thể tạo nhắc nhở trên điện thoại hoặc đặt chuông báo thức để không quên mất việc kiểm tra đường huyết . Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc nhớ kiểm tra đường huyết hàng ngày.

Sai lầm số 5: Không rửa tay trước khi kiểm tra đường huyết

Nếu tay bạn vẫn còn dính đường từ những loại đồ ăn bạn vừa ăn hoặc vừa chạm vào thì kết quả kiểm tra đường huyết có thể sẽ không chính xác nữa. Tuy vậy, bạn cũng không nên rửa thay bằng các loại dung dịch rửa tay diệt khuẩn hoặc có chứa cồn. Thay vào đó, hãy dùng xà phòng  và nước để rửa sau đó lau khô tay hoàn toàn trước khi kiểm tra đường huyết.

Sai lầm số 6: Sử dụng sai các vật dụng đi kèm với máy

Để có được kết quả chính xác nhất, bạn phải sử dụng đúng cách các dụng cụ đi kèm với máy, bao gồm kim chích máu và băng giấy thử. Kim chích máu có thể sẽ bị cùn và làm bạn đau nhiều hơn nếu sử dụng quá nhiều lần. Đó là lý do vì sao bạn thường được khuyên nên thay kim chích máu thường xuyên sau mỗi lần sử dụng. Để đạt được kết quả chính xác nhất, bạn cũng nên đảm bảo rằng băng giấy thử được bảo quản đúng cách và chưa hết hạn sử dụng.

Sai lầm số 7: Kiểm tra tại đầu ngón tay của bạn.

Phần chính giữa của đầu ngón tay là phần nhạy cảm hơn, do vậy, kiểm tra tại phần này có thể sẽ khiến bạn bị đau. Vì thế, bạn nên kiểm tra (chích) ở phần bên cạnh của đầu ngón tay, chứ không phải ở vị trí chính giữa. Bạn cũng nên đổi ngón tay ở mỗi lần kiểm tra, vì kiểm tra nhiều lần tại cùng một điểm trên cùng một ngón tay có thể sẽ khiến tay bại bị chai.

Sai lầm số 8: Không uống đủ nước

Nếu bạn bị mất nước, thì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn. Bạn cũng nên tránh uống rượu và uống nhiều nước hơn, nếu bạn nghi ngờ tình trạng mất nước khiến kết quả của bạn bị sai lệch.

Sai lầm số 9: Không ghi lại kết quả của bạn

Cách tốt nhất để hiểu được kết quả và biết được điều gì làm tăng đường huyết của bạn là ghi chép lại. Trao đổi với bác sỹ về kết quả của bạn để xác định được liệu có bất cứ thay đổi gì cần phải thực hiện để giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn hay không.

Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm