Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 thói quen xấu góp phần làm tăng đường huyết

Đường huyết đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của chúng ta, và cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để giúp ngừa tăng đường huyết, 8 thói quen hằng ngày sau đây nên tránh, theo everydayhealth.

Bỏ bữa sáng là một trong những thói quen khiến tăng đường huyết - ẢNH: SHUTTERSTOCK

Chất ngọt nhân tạo

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2014 cho thấy việc tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo, có trong nước ngọt dành cho người ăn kiêng và thường được thêm vào cà phê và trà, thực sự dẫn đến dung nạp glucose và tăng nồng độ đường huyết và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thực phẩm giàu chất béo

Khi nói đến bệnh tiểu đường loại 2, carbohydrate không phải là thành phần duy nhất mà những người có bệnh cần phải theo dõi, mà thực phẩm béo cũng đóng vai trò quan trọng. Thực phẩm giàu chất béo không trực tiếp làm tăng lượng đường huyết, nhưng chúng có thể gây kháng insulin vì mất nhiều thời gian để tiêu hóa, vốn là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết.

Bỏ ăn sáng

Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày - và điều này có thể đặc biệt đúng đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 2, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel) theo dõi lượng thức ăn của 22 người bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng đường huyết tương ứng của họ trong hai ngày. Nghiên cứu cho thấy vào ngày họ bỏ ăn sáng, chức năng của tế bào beta tuyến tụy sản xuất ra insulin, đã bị ảnh hưởng tiêu cực.

Hành kinh

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng tâm trạng và thói quen ăn uống của phụ nữ và cả lượng đường huyết của họ. Biến động nồng độ hoóc môn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây kháng insulin tạm thời, nó sẽ gây ra lượng đường huyết tăng.

Không hoạt động thể chất

Tập thể dục là quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài việc giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh hoặc giảm cân, cũng như làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy cảm insulin của cơ thể và giúp các tế bào loại bỏ glucose từ máu và sử dụng nó cho năng lượng. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ - ADA, hoạt động thể chất làm giảm lượng đường huyết trong 24 giờ hoặc nhiều hơn.

Ngược lại, không hoạt động có thể gây ra lượng đường huyết tăng đột biến. Nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên tạp chí Y học & Khoa học trong Thể thao & Tập thể dục cho thấy nồng độ đường huyết tăng lên rõ rệt chỉ sau 3 ngày giảm hoạt động thể chất.

Căng thẳng

Căng thẳng làm tăng cortisol, hoóc môn này tăng lên làm tăng độ nhạy cảm insulin nên làm tăng đường huyết. Vì vậy, cần tránh căng thẳng. Mỗi lần căng thẳng, hãy dành 5 phút đi bộ hoặc 10 phút hít hơi thở sâu để làm chậm hơi thở làm giảm lượng đường huyết.

Ngủ kém

Đã có nhiều cuộc điều tra về mối liên quan giữa các vấn đề giấc ngủ và sức khỏe. Theo Viện y học giấc ngủ quốc gia (NSF), ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến đột biến lượng đường huyết. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia chỉ ngủ 4 giờ một đêm trong 6 đêm giảm đáng kể trong dung nạp glucose.

NSF cho biết giấc ngủ sâu giúp giảm cortisol và hoạt động của hệ thần kinh nên giúp điều hòa lượng đường huyết.

Sức khỏe răng miệng kém

Bệnh nướu răng từ lâu đã được công nhận là một biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2. Và các nhà nghiên cứu thấy rằng nướu không lành mạnh có thể làm tăng lượng đường huyết. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, vi trùng từ nướu bị nhiễm bệnh có thể vào máu, làm tăng lượng đường huyết.

Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyến cáo người bị bệnh tiểu đường loại 2 chăm sóc thêm sức khỏe răng miệng như chải răng hai lần một ngày và khám nha thường xuyên.

Ngọc Lam - Theo Thanh Niên
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm