Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về truyền máu

Truyền máu là một quy trình khá phổ biến trong điều trị một số bệnh. Vậy bạn cần biết gì về truyền máu?

Những điều cần biết về truyền máu

Truyền máu là một quy trình đưa máu được hiến tặng vào cơ thể bạn. Truyền máu làm tăng thể tích máu của cơ thể bạn khi nó đang ở mức thấp.

Bạn có thể cần truyền máu trong khi phẫu thuật, chảy máu, chấn thương, ung thư, nhiễm trùng, những rối loạn về máu, vấn đề về gan, hay các vấn đề sức khỏe khác có liên quan.

Thành phần của máu bao gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương.

Truyền máu có thể cũng cấp cho bạn máu toàn phần hoặc một trong số các thành phần máu mà bạn cần thiết nhất.

Đôi khi bạn sẽ được truyền máu mà chính mình đã hiến tặng trước đó.

Máu được truyền phải tương thích với từng loại máu. Bạn sẽ được xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu của mình là A, B, AB hay O, và đó là Rh (-) hay Rh (+).

Ngân hàng máu sẽ sàng lọc cẩn thận nhóm máu của người hiến tặng. Họ cũng sẽ kiểm tra các bệnh lây truyền như HIV khi truyền máu.

Theo Viện Tim mạch, Phổi, Máu quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 5 triệu người Mỹ cần truyền máu mỗi năm.

Quy trình truyền máu

Truyền máu được tiến hành ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.

Khi truyền máu, kim tiêm sẽ được luồn trong tĩnh mạch ở cánh tay của bạn.

Máu toàn phần hoặc các thành phần của máu được dự trữ trong túi máu sẽ được truyền vào cơ thể bạn theo đường tĩnh mạch. Quá trình này thường mất từ 1-4h.

Hãy báo cho bác sĩ hoặc y tá ngay lập tức nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây khi truyền máu:

  • Khó thở
  • Sốt hoặc rét run
  • Đau nơi tiêm truyền
  • Ngứa bất thường
     
  • Cảm giác khó chịu, bứt rứt

Trước khi truyền máu

Bạn sẽ không cần phải thay đổi chế độ ăn hay hạn chế bất kì hoạt động nào trước khi truyền máu.

Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đã từng truyền máu trong quá khứ và có phản ứng không mong muốn.

Sau khi truyền máu

Sau khi truyền máu, bạn có thể bị bầm tím nơi tiêm truyền.

Bạn có thể sẽ cần làm thêm các xét nghiệm máu để kiểm tra đáp ứng của cơ thể sau truyền.

Những nguy cơ khi truyền máu

Truyền máu được đánh giá là an toàn, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi truyền như:

  • Phản ứng dị ứng (sốc phản vệ)
  • Sốt
  • Tổn thương phổi
  • Phản ứng tan máu miễn dịch cấp tính (xảy ra khi cơ thể đột nhiên chống lại các tế bào hồng cầu được truyền vào)
  • Phản ứng tan máu miễn dịch chậm (xảy ra khi cơ thể chống lại các tế bào hồng cầu được truyền vào một cách từ từ)
  • Nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C
  • Thừa sắt (do quá nhiều sắt trong máu)
  • Bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ (các tế bào bạch cầu được truyền vào chống lại tủy xương của người nhận)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 điều bạn chưa biết về truyền máu

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm