Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loét giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ở phía trước mắt có một lớp mô trong suốt được gọi là giác mạc. Giác mạc được coi là cửa sổ của mắt và là nơi cho phép ánh sáng đi qua mắt. Nước mắt giúp bảo vệ giác mạc khỏi vi khuẩn, virus và nấm.

Loét giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Loét giác mạc là một vết thương hở hình thành ở giác mạc. Nguyên nhân thường là do bị nhiễm trùng. Thậm chí, những tổn thương rất nhỏ ở mắt hoặc sự mài mòn gây ra do đeo kính áp tròng quá lâu cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Tại sao lại bị loét giác mạc?

Nguyên nhân chính của loét giác mạc là do nhiễm trùng.

Viêm giác mạc do Acanthamoeba: Loại nhiễm trùng này thường gặp ở những người hay đeo kính áp tròng.

Viêm giác mạc do virus herpes: là tình trạng nhiễm virus thường gây ra các đợt bùng phát lặp lại, bao gồm các tổn thương và đau ở mắt. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các đợt bùng phát, bao gồm stress, tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời hoặc bất cứ tác nhân nào làm hệ miễn dịch suy yếu.

Viêm giác mạc do nấm: đây là tình trạng nhiễm nấm phát triển sau một tổn thương giác mạc do cây cối hoặc các vật liệu có nguồn gốc thực vật gây ra. Viêm giác mạc do nấm có thể sẽ phát triển ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Các nguyên nhân khác: 

  • Khô mắt
  • Chấn thương mắt
  • Rối loạn gây viêm
  • Đeo kính áp tròng không được tiệt trùng
  • Thiếu vitamin A

Những người đeo kính áp tròng mềm đã hết hạn hoặc đeo kính áp tròng dùng một lần trong một khoảng thời gian dài (qua đêm) thường có nguy cơ cao bị loét giác mạc.

Triệu chứng của loét giác mạc

Bạn có thể sẽ nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng trước khi nhận thấy loét giác mạc. Triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:

  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mắt
  • Chảy mủ từ mắt
  • Nóng rát hoặc cay mắt
  • Đỏ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Triệu chứng của loét giác mạc bao gồm:

  • Viêm ở mắt
  • Đau mắt
  • Chảy nước mắt quá nhiều
  • Mờ mắt
  • Xuất hiện đốm trắng ở giác mạc
  • Sưng mí mắt
  • Chảy mủ từ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Có cảm giác như có bụi trong mắt

Tất cả các triệu chứng của loét giác mạc đều rất nghiêm trọng và nên được điều trị ngay để tránh mù lòa. Bản thân loét giác mạc sẽ trông giống như một vùng hoặc các đốm màu xám hoặc trắng trên bề mặt giác mạc (bình thường giác mạc vốn trong suốt). Một số trường hợp loét giác mạc quá nhỏ sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính lúp. Tuy nhỏ, nhưng những trường hợp này bạn vẫn có thể cảm nhận được các triệu chứng trên.

Chẩn đoán loét giác mạc

Bác sỹ chuyên khoa mắt sẽ khám mắt để chẩn đoán tình trạng loét giác mạc.

Một loại xét nghiệm dùng để kiểm tra loét giác mạc là nhuộm màu mắt bằng fluorescein. Trong loại xét nghiệm này, một giọt thuốc nhuộm màu cam sẽ được đặt lên một mảnh giấy thấm mỏng. Mảnh giấy thấm này sau đó sẽ được chạm nhẹ vào bề mặt mắt để truyền thuốc nhuộm vào mắt. Bác sỹ sau đó sẽ chiếu một loại ánh sáng tím đặc biệt vào mắt để tìm xem có bất kỳ vùng nào có màu xanh không thông qua một loại kính hiển vi đặc biệt. Các tổn thương giác mạc sẽ chuyển màu xanh khi đèn tím chiếu vào.

Nếu bác sỹ phát hiện ra có vết loét giác mạc, họ sẽ bắt đầu tìm ra nguyên nhân của vết loét này. Bác sỹ có thể sẽ xác định nguyên nhân bằng cách gây tê mắt của bạn bằng thuốc nhỏ mắt, sau đó sẽ nhẹ nhàng cạo vết loét để lấy mẫu. Sau đó mẫu này sẽ được kiểm tra xem liệu có chứa vi khuẩn, nấm hay virus hay không.

Điều trị loét giác mạc

Một khi bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân loét giác mạc, bạn sẽ được kê đơn thuống chống nấm, chống vi khuẩn hoặc chống virus ở mắt để điều trị các vấn đề tiềm ẩn. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, bác sỹ sẽ kê thuốc nhỏ mắt chống khuẩn cho bạn trong khi kiểm tra mẫu vết loét để tìm nguyên nhân nhiễm trùng. Thêm vào đó, bạn có thể sẽ phải dùng thuốc nhỏ mắt có corticosteroid. Các bác sỹ thường kê loại thuốc nhỏ mắt này trong trường hợp mắt bị viêm và sưng.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng sẽ được yêu cầu tránh:

  • Đeo kính áp tròng
  • Trang điểm
  • Uống một số loại thuốc khác
  • Chạm vào mắt khi không cần thiết

Cấy giác mạc

Trong những trường hợp nặng, loét giác mạc sẽ cần phải cấy ghép giác mạc. Cấy ghép giác mạc bao gồm việc loại bỏ lớp mô giác mạc và sẽ được thay thế bằng lớp mô hiến tặng. Theo phòng khám Mayo, cấy ghép giác mạc là một thủ thuật tương đối an toàn. Nhưng cũng giống như các loại phẫu thuật khác, luôn có nguy cơ đi kèm. Phẫu thuật cấy ghép giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Cơ thể từ chối tiếp nhận mô hiến tặng
  • Phát triển bệnh tăng nhãn áp
  • Nhiễm trùng mắt
  • Đục thụy tinh thể
  • Sưng phù giác mạc

Làm thế nào để ngăn chặn loét giác mạc?

Cách tốt nhất để ngăn chặn loét giác mạc là điều trị càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát triển triệu chứng của nhiễm trùng mắt hoặc ngay sau khi bạn bị chấn thương mắt.

Các biện pháp dự phòng khác bao gồm:

  • Tránh đeo kính áp tròng khi ngủ
  • Làm sạch và tiệt khuẩn kính áp tròng trước và sau khi đeo
  • Nhỏ thuốc nhỏ mắt để loại bỏ vật lạ trong mắt
  • Rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt

Triển vọng lâu dài

Một số người sẽ bị mất thị lực nghiêm trọng hoặc gặp các vấn đề về thị lực do sẹo phát triển vào võng mạc. Loét giác mạc cũng có thể sẽ gây ra sẹo vĩnh viễn trên mắt. Trong những trường hợp hiếm, toàn bộ mắt sẽ bị tổn thương.

Mặc dù loét giác mạc có thể điều trị được, và đa số mọi người đều bình phục khá tốt sau điều trị, nhưng việc giảm thị lực vẫn có thể xảy ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm giác mạc

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm