Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đái tháo đường và thai nghén (05/04/2016 - Xuất bản lại)

Phụ nữ mắc đái tháo đường trước khi họ có thai cần có những chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Những nhu cầu mới khi có thai sẽ ảnh hưởng tới mức đường huyết và thuốc điều trị đái tháo đường của bạn. Nếu bạn có ý định có thai, hãy thực hiện những bước sau đây để làm giảm nguy cơ cho bạn và thai.

Chuẩn bị sẵn sàng

Những lời khuyên trước khi có thai sẽ giúp cho bạn chuẩn bị sẵn sàng về tâm lí về tình cảm để mang thai.

Gặp bác sĩ của bạn để tìm ra giải pháp kiểm soát đường huyết tốt trước khi dừng biện pháp tránh thai của bạn. Xét nghiệm máu HbA1C có thể được thực hiện trước 8-12 tuần.

Các xét nghiệm khác có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng trong thai kì:

  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng thận
  • Xét nghiệm Cholesterol và Triglycerid máu
  • Khám mắt nếu bạn có bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc
  • Điện tâm đồ
  • Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, thận
  • Khám biến chứng bàn chân

Kiểm soát đường máu

Mức đường huyết cao ở trước tuần thai thứ 13 có thể gây những dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ xảy thau và các biến chứng liên quan tới đái tháo đường.

Nhưng nhiều phụ nữ không biết rằng mình mang thai cho đến tuần thai thứ 2-4. Đó chính là lí do bạn nên kiểm soát tốt đường huyết trước khi có ý định mang thai.

Kiểm soát đường huyết ở mức lí tưởng:

 
  • 70-100 mg/dL trước bữa ăn
  • <120 mg/dL sau ăn 2 giờ
  • 100-140 mg/dL trước bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Hãy chú ý đến ăn uống, luyện tập và thuốc đái tháo đường để giữ sức khỏe cân bằng.

Đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ mắc đái tháo đường thường có cân nặng lớn hơn bình thường.

Bởi vì những bà mẹ có mức đường huyết cao thì cũng sẽ có lượng đường cao đi qua nhau thai. Tuyến tụy của thai nhi rất nhạy cảm và tăng tiết Insulin để sử dụng chúng. Lượng đường dư thừa sẽ đưuọc chuyển hóa thành chất béo làm cho những đứa trẻ này có cân nặng lớn hơn.

Nhiều bệnh viện khám mắt cho những bé có mẹ bị đái tháo đường vài giờ sau sinh. Nếu bạn thường xuyên có đường huyết cao khi mang thai (đặc biệt là trong vòng 24 giờ trước khi chuyển dạ), đứa bé của bạn có thể bị hạ đường huyết ngay sau sinh. Bởi vì lượng Insulin của bé dựa trên mức đường huyết cao của bạn, và khi đột ngột mất đi, mức đường huyết bị tụt quá nhanh, chúng sẽ cần Glucose để cân bằng lại. Nồng độ Canxi và Magie của chúng cũng bị giảm, có thể được bù bằng thuốc.

Một vài đứa trẻ quá to để đẻ đường dưới, và bạn sẽ cần được mổ lấy thai. Bác sĩ của bạn sẽ theo dõi kích thước của con bạn mà lựa chọn cách thức sinh an toàn nhất cho bạn.

Thuốc điều trị đái tháo đường

Nếu bạn sử dụng Insulin để kiểm soát đường huyết, bác sĩ của bạn có thể chỉ cho bạn cách chỉnh liều. Cơ thể của bạn sẽ cần nhiều hơn đặc biệt là 3 tháng đầu.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc uống, bạn có thể cần chuyển sang dùng Insulin. Nó an toàn hơn khi bạn sử dụng thuốc uống, hoặc bạn có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chế độ ăn

Thay đổi cái gì và như thế nào về ăn uống sẽ giúp bạn tránh được vấn đề với mức đường huyết hiện tại.

Bạn sẽ cần nhiều nặng lượng hơn để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ của bạn hoặc các chuyên gia về đái tháo đường sẽ giúp bạn đưa ra con số an toàn.

Bạn sẽ mang thai bao lâu?

Phụ nữ bị đái tháo đường nhẹ hoặc kiểm soát đường huyết tốt thường mang thai đủ tháng mà không xảy ra vấn đề gì.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vấn khuyên là có kế hoạch sinh sớm, thường từ 38-39 tuần.

Đường máu trong chuyển dạ

Chuyển dạ là một thời gian khó khăn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu bạn sử dụng Insulin trong suốt thời kì mang thai, bạn có thể cần sử dụng nó khi bắt đầu chuyển dạ. Bạn có thể tiêm 1 mũi hoặc truyền tĩnh mạch. Ngay sau khi chuyển dạ, nhu cầu về Insulin của bạn có thể giảm nhanh chóng.

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm