Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sôcôla không tốt cho sức khỏe: sự thật hay tin đồn?

Hương vị ngọt ngào cùng với mùi thơm quyến rũ của sôcôla khiến hầu hết trẻ em và rất nhiều người lớn khó lòng cưỡng lại được. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chần chừ khi thưởng thức hương vị tự nhiên kỳ diệu này bởi những “lời đồn” cho rằng sôcôla có thể gây tăng cân, sâu răng, mọc mụn… Liệu đó có phải là sự thật hay chỉ là những lời đồn thổi?

Hiếm có loại thực phẩm nào được mọi lứa tuổi yêu thích như sôcôla mà lại cũng chịu nhiều "điều tiếng" đến như vậy. Hãy nhớ rằng, sôcôla hoàn toàn được làm từ thực vật- hạt cacao nghiền nhỏ - và đó thực sự là một thực phẩm vàng mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho con người, dù là nam hay nữ, từ các cô bé cậu bé đến những thanh niên và cả những ông lão bà lão. Bạn có thể đáp lại lòng tốt của thiên nhiên chỉ bằng cách đơn giản là hiểu đúng và sử dụng tốt nhất món quà tuyệt diệu này. 

Sôcôla ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe là câu hỏi làm đau đầu biết bao người hâm mộ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những hiểu lầm phổ biến nhất về sôcôla và khám phá sự thật đằng sau những hiểu lầm này nhé!

Hiểu lầm số 1: Sôcôla không có giá trị dinh dưỡng

Sự thật: Sôcôla là một nguồn cung cấp magie, đồng, kẽm và sắt rất tốt cho nhu cầu của cơ thể. Thêm vào đó, trong sôcôla còn chứa một lượng nhỏ phosphate, canxi và protein. Đó đều là những chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Và như vậy, bạn không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng mà sôcôla mang lại.

Nhưng từng đó vẫn chưa phải là đủ với tác dụng thật sự của sôcôla. Bởi vì, giá trị quan trọng nhất của sôcôla chính là ở chỗ có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol mà đại diện là nhóm flavonoid. Các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, chống ung thư, bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do, nên rõ ràng là sôcôla rất hữu ích cho một số bệnh như các bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, suy tim, tiểu đường... và thậm chí là ngăn ngừa ung thư, làm chậm lại quá trình lão hóa. 

Hiểu lầm số 2: Ăn Sôcôla  sẽ gây béo phì và tăng cân

Sự thật: Đây rõ ràng là hiểu lầm phổ biến nhất về sô cô la và cũng... thiếu căn cứ nhất. Bất kỳ loại thực phẩm nào, không chỉ sôcôla, nếu được tiêu thụ không hợp lý hoặc quá nhiều, đều sẽ gây tăng cân. Khi được ăn với lượng vừa phải, sôcôla  có thể trở thành một phần của chế độ ăn tốt cho sức khỏe.

Một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, ăn một lượng vừa phải sô cô la mỗi ngày trong vòng 1 tuần còn có liên quan tới việc giảm chỉ số khối cơ thể (BMI), kể cả khi người đó tiêu thụ tổng lượng calo nhiều hơn và không luyện tập nhiều bằng những người khác. Một số nghiên cứu nhỏ khác trên người trẻ cũng cho thấy rằng, sôcôla đen có thể làm giảm mỡ, đặc biệt là mỡ vùng trung tâm cơ thể như bụng, ngực, đùi... và thậm chí còn giúp bạn…gầy đi nữa!

Và để có được tác dụng giảm cân này, điều quan trọng nhất bạn nên nhớ: sôcôla càng "đen" càng chứa nhiều cacao hơn, đồng nghĩa với việc giúp giảm mỡ, giảm cân nhiều hơn. Do vậy, hãy lựa chọn loại sôcôla có ít nhất 70% cacao, bạn sẽ có một trợ giúp đắc lực cho quá trình giảm cân.

Hiểu lầm số 3: Sôcôla có thể khiến bạn mọc mụn

Sự thật: Các nghiên cứu từ những năm 1960 đã chứng minh sôcôla không phải là nguyên nhân gây ra mụn. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng: chế độ dinh dưỡng không đóng vai trò gì trong việc xuất hiện cũng như điều trị mụn ở đa số bệnh nhân, kể cả khi họ tiêu thụ một lượng lớn sô cô la thì việc này cũng không làm trầm trọng thêm tình trạng mụn của họ. Mụn có nguyên nhân thực sự là bởi lượng lớn vi khuẩn và dầu ở trên da.

Sôcôla,  trên thực tế, có thể cải thiện hệ vi tuần hoàn dưới da, giúp bảo vệ da khỏi sự phá hủy của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và còn giúp bạn có làn da đẹp hơn nữa! Vì thế, các cô nàng nghiện sô cô la có thể yên tâm thưởng thức sô cô la rồi nhé.

Hiểu lầm số 4: Sôcôla có chứa chất béo bão hòa và làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể

Sự thật: Đúng là sôcôla có chứa chất béo bão hòa. Nhưng, chất béo bão hòa trong sôcôla là axit stearic là một loại chất béo bão hòa đặc biệt. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, axit stearic không những KHÔNG làm tăng lượng LDL (cholesterol xấu) mà ngược lại, còn giúp làm tăng lượng HDL (cholesterol tốt) ở trong máu.

Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn sôcôla giàu flavonoid trong 2 tuần có tác dụng làm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 7%, giảm lượng LDL 12% và tăng lượng HDL 4%.

Hiểu lầm số 5: Người tiểu đường không nên ăn sôcôla

Sự thật:

Chỉ số đường huyết – glycemic index (hay GI) là một chỉ số dinh dưỡng có thể dùng để đánh giá chất lượng carbohydrate mà bạn ăn vào. Chỉ số này sẽ đo lường xem lượng carbohydrate trong một loại thực phẩm nhất định ảnh hưởng nhanh hay chậm đến lượng đường huyết trong cơ thể bạn, so sánh với glucose hoặc bánh mỳ trắng (là những loại thực phẩm được coi là có chỉ số GI là 100). Những thực phẩm có chỉ số GI dưới 55 được cho là sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết hoặc chỉ làm tăng nhẹ đường huyết trong khi những thực phẩm có chỉ số GI trên 70 được coi là sẽ khiến đường huyết tăng vọt sau khi ăn.

Người bị bệnh tiểu đường không cần thiết phải kiêng ăn sôcôla hoàn toàn. Bởi vì, sôcôla đen, theo dữ liệu về chỉ số GI của Trường đại học Sydney, có chỉ số GI là 23 và được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp, thấp hơn nhiều so với một số loại trái cây. Kể cả sôcôla sữa cũng chỉ có chỉ số GI trong khoảng từ 34-49, vẫn thuộc nhóm GI thấp. Do vậy, việc ăn côla sẽ không làm đường huyết của bạn tăng lên quá cao.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy sôcôla đen còn có khả năng cải thiện sự nhạy cảm insulin ở người bệnh tiểu đường có tăng huyết áp, cải thiện chức năng nội mô ở người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên sử dụng sô cô la đen chứ không phải sôcôla sữa để đảm bảo rằng không đưa thêm đường vào cơ thể bạn. Đừng quên theo dõi đường huyết của mình trước và sau khi ăn sôcôla nhé.

Hiểu lầm số 6: Sôcôla có thể gây sâu răng

Sự thật:

Đây là hiểu lầm nghe có vẻ “có lý” nhất, nhưng nó lại không “có lý” như bạn tưởng vì rất đơn giản, sôcôla không thực sự là nguyên nhân gây sâu răng. Trên thực tế, những thành phần có trong sôcôla, như phosphate, canxi và protein- còn có thể giúp men răng của bạn chắc khỏe hơn. Một nghiên cứu tại trường đại học Osaka – Nhật Bản còn cho thấy một phần của hạt cacao – thành phần chính làm nên sô cô la còn có thể giúp chống lại vi khuẩn và sâu răng trong miệng.

Và nếu sôcôla có góp phần vào sâu răng, thì đó là do lượng đường có trong sôcôla, chứ không phải là do bản thân sôcôla. Kể cả như vậy đi chăng nữa, thì, sôcôla tan chảy trong miệng nhanh hơn, so với các loại kẹo và đồ ngọt khác, điều này cũng có nghĩa là thời gian răng tiếp xúc với đường trong sôcôla sẽ giảm đi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ ít có nguy cơ bị sâu răng hơn.

Bây giờ, bạn đã hiểu tác dụng thật sự của sôcôla rồi nhé và chắc hẳn bạn sẽ rất vững vàng trước các tin đồn, phải không nào?

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm