Phải làm gì nếu em bé ngã từ trên giường xuống?
Mặc dù trẻ có thể sẽ ngã lên các bề mặt mềm như quần áo, chăn đệm hay thảm trải nhà nhưng trẻ vẫn có thể sẽ bị tổn thương. Bạn có thể vô cùng cẩn thận trong khi chăm sóc trẻ và luôn đề phòng chuyện đó xảy ra, nhưng tai nạn do ngã từ trên giường, nôi xuống vẫn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào.
Nếu trẻ bị ngã từ trên giường xuống, có rất nhiều thứ bạn phải kiểm tra để đảm bảo rằng trẻ nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách.
Ngay lập tức phải kiểm tra xem trẻ có bị bất tỉnh không, nếu có thì có kèm theo dấu hiệu khác hay không và thời gian bất tỉnh trong bao lâu. Có những trẻ sau khi ngã có thể trông ủ rũ hoặc như đang ngủ, hoặc hơi mệt mỏi nhưng sau một thời gian sẽ trở nên lờ đờ hoặc thậm chí bất tỉnh. Bạn cần nhớ, đây là tình trạng cần phải cấp cứu y tế. Nếu trẻ có dấu hiệu bị chấn thương đầu nghiêm trọng, ví dụ như có các dấu hiệu chảy máu có thể nhìn thấy được, hoặc bất tỉnh, bạn nên gọi cấp cứu ngay và tuân theo đầy đủ những hướng dẫn của nhân viên cấp cứu.
Không nên di chuyển trẻ, trừ khi vị trí của trẻ khiến trẻ có nguy cơ gặp thêm nhiều chấn thương khác. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu nôn mửa hoặc co giật, thì hãy để trẻ nằm nghiêng và đảm bảo giữ cổ của trẻ thật thẳng, điều này sẽ làm hạn chế những dịch nôn mửa trào ngược gây khó thở.
Nếu bạn thấy có chảy máu, hãy tìm cách cầm máu bằng băng gạc hoặc khăn sạch cho đến khi nhân viên y tế đến.
Nếu bạn thấy trẻ vẫn tỉnh táo và không tìm thấy các chấn thương nghiêm trọng thì bạn có thể bế trẻ lên nhẹ nhàng, ôm lấy trẻ và bắt đầu vỗ về để trẻ trấn tĩnh, bớt sợ hãi. Thông thường, việc té ngã có thể sẽ khiến trẻ tỉnh giấc và cảm thấy vô cùng sợ hãi và sẽ khóc thật to. Nhưng đó lại là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trong khi vỗ về trẻ, bạn hãy tranh thủ quan sát phần đầu của trẻ để tìm xem liệu có tổn thương nào không.
Nếu bạn không thấy có bất cứ tổn thương nào, sau khi ôm và vỗ về trẻ một lát, hãy đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nôi. Sau khi cả bạn và trẻ đã bình tĩnh trở lại, hãy tiếp tục kiểm tra cơ thể trẻ xem có tổn thương hoặc bầm tím không.
Những dấu hiệu cấp cứu
Kể cả khi trẻ không bị bất tỉnh hoặc không có các chấn thương nghiêm trọng, vẫn có những dấu hiệu bạn nên lưu tâm tới vì đó là những dấu hiệu phải cấp cứu kịp thời, bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào như mô tả ở trên, hoặc bé của bạn trở nên hoàn toàn khác với bình thường, hoặc bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, hãy đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Hãy nhớ, các dấu hiệu tổn thương của trẻ có tể nặng lên rất nhanh nên đừng chần chừ gì cả.
Kể cả khi trẻ không có các dấu hiệu đáng lo ngại hoặc những dấu hiệu bạn có thể nhận thấy ngay lập tức, thì trẻ vẫn có thể bị những chấn động ở bên trong và không biểu hiện triệu chứng ngay.
Chấn động não là một tổn thương não bộ có thể ảnh hưởng đến hành động, cảm xúc của trẻ. Vì trẻ rất nhỏ và không thể nói cho bạn biết trẻ cảm thấy như thế nào, đau ở đâu hay có gì đó không bình thường nên nhận ra được các triệu chứng của chấn động não là rất khó khăn.
Điều đầu tiên bạn nên chú ý đó là theo dõi các kỹ năng phát triển thông thường của trẻ trong độ tuổi đó, ví dụ, một em bé 6 tháng tuổi thì không thể nói bập bẹ được nhưng trẻ sẽ biết phản ứng bằng nét mặt hoặc tiếng kêu vui thích khi bạn nói chuyện hay cưng nựng trẻ hoặc dõi theo, cử đông chân tay khi nhìn thấy đồ chơi yêu thích.
Các dấu hiệu thay đổi khác bạn nên chú ý bao gồm:
Chấn động não không phải là tổn thương duy nhất có thể xảy ra sau một cú ngã từ trên giường. Các tổn thương ở bên trong có thể bao gồm rách các mạch máu, vỡ xương sọ hoặc tổn thương não.
Chăm sóc trẻ sau khi ngã
Sau bất kỳ cú ngã nào dù nhẹ hay nặng, trẻ chắc chắn sẽ mất một thời gian để trở lại bình thường nếu khong có tổn thương lớn nào.
Trẻ có thể sẽ rất buồn ngủ hoặc ngủ gà, lơ mơ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có nên thường xuyên đánh thức trẻ dậy và kiểm tra các dấu hiệu chấn động hay không. Trẻ cũng có thể dễ bị kích động và quấy khóc hơn, khoảng thời gian để giữ được trẻ tập trung cũng ngắn hơn hoặc trẻ sẽ bị nôn mửa. Trẻ còn có thể bị đau đầu hoặc đau cổ. Bạn cần liên tục để ý đến trẻ để xem các dấu hiệu này có bớt đi hay tăng thêm, Trong trường hợp trẻ có vẻ không khá lên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đánh thức trẻ dậy hoặc trẻ không thể hoàn toàn tỉnh táo sau khi ngủ, thì bạn nên xin lời khuyên từ bác sỹ.
Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn thở đều, bú hoặc uống được, lại bắt đầu chơi đùa như bình thường thì tốt nhất bạn nên để trẻ nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ về việc có nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau hay không, và dùng với liều như thế nào.
Bác sỹ cũng có thể sẽ khuyên bạn tránh để trẻ chơi các trò chơi vận động mạnh trong vòng 24 giờ để giảm nguy cơ mắc phải các chấn thương nặng hơn. Những trò chơi này bao gồm những trò chơi như cưỡi ngựa gỗ hay leo trèo.
Tuy nhiên những trò chơi nhẹ nhàng vẫn có thể tiếp tục cho trẻ chơi và bạn nên chơi cùng với trẻ như: xếp hình, chơi lego, di chuyển xe đẩy, kể hoặc cho bé xem tranh, truyện.
Dự phòng chấn thương
Bạn nên coi cú ngã lần này của trẻ là một kinh nghiệm lớn cần rút ra trong việc dự phòng chấn thương cho con mình.
Trẻ không nên được để chơi một mình trên giường của người lớn. Ngoài nguy cơ ngã, trẻ còn có nguy cơ bị mắc kẹt giữa tường và giường hoặc giữa giường và những đồ vật khác hoặc với những chăn gối quá dầy, to so với trẻ. Giường của người lớn thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn giấc ngủ cho trẻ.
Bạn nên có giường riêng dành cho trẻ với những thanh chắn, chăn gối phù hợp với bé. Nếu bạn cho trẻ ngủ chung giường hoặc chơi trên giường của bạn, hãy đảm báo giường có những thanh chắn, bỏ bớt các vật dụng không phù hợp như gối to, mềm, chăn quá dầy hoặc quá to. Hãy trải các thảm dầy, em xung quanh giường, kê giường sát tường hoặc giữa phòng, đảm bảo không có khe hở vừa đủ để bé lọt xuống.
Khi đặt bé trên các ghế dài, so pha, ghế tựa, hãy lưu ý tương tự và đảm bảo lúc nào cũng có người lớn trông chừng trẻ.
Điều bạn cần nhớ
- Bình tĩnh, hành động nhanh, chuẩn xác và theo dõi trẻ cẩn thận có thể làm giảm nguy cơ ngã của trẻ và tránh được những chấn thương nặng hơn.
- Bạn nên theo dõi trẻ ít nhất là sau khi ngã khoảng 1 tháng, để đảm bảo rằng, các ảnh hưởng lâu dài lên não bộ không xảy ra.
- Hãy luôn nhớ, biến ngôi nhà của bạn, nơi trẻ ngủ, trẻ chơi đùa thành nơi an toàn nhất trong khả năng của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chấn thương đầu ở trẻ em
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh