Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách xử trí bong gân mắt cá chân ở trẻ em

Mọi lứa tuổi đều có thể bị bong gân. Trẻ em thường nghịch ngợm và hiếu động, do đó đây là đối tượng rất dễ bị chấn thương, đặc biệt là mắt cá chân.

Cách xử trí bong gân mắt cá chân ở trẻ em

Bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương mạnh gây ra. Các dây chằng có thể bị bong ra khỏi chỗ bám, bị rách, bị đứt nhưng không làm sai khớp. Các dây chằng ở một vài khớp xương thường hay bị bong gân, nhất là đầu gối, cổ tay và đặc biệt là mắt cá chân. Bởi lẽ, dây chằng ở những khớp này gần bề mặt da và dưới dây chằng chẳng có gì ngoài xương cứng. 

Bong gân mắt cá chân là chấn thương rất hay gặp ở trẻ em. Con bạn có thể bị trẹo mắt cá chân khi đang chạy nhảy, nô đùa hoặc chơi thể thao khiến dây chằng mắt cá chân bị kéo căng quá mức hay do một động tác xoắn vặn bất thình lình vặn khớp xương cổ chân quá mức cử động bình thường.

Một chấn thương được coi là nhẹ khi chỉ gây kéo căng dây chằng và sưng nhẹ. Chấn thương nặng hơn khi dây chằng bị đứt và gây sưng đau nặng hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của bong gân mắt cá chân

Sau khi bị bong gân, con bạn sẽ gặp phải khó khăn khi đi lại, bị đau mức độ từ vừa tới nặng, hạn chế cử động vùng mắt cá chân. Các triệu chứng khác bao gồm sưng và bầm tím trên và cạnh mắt cá, vùng quanh xương mắt cá ấn mềm và đau…

Xử trí khi trẻ bị bong gân mắt cá chân

Nếu tổn thương của trẻ không quá nghiêm trọng và trẻ không bị đau nhiều hoặc không đau khi đi lại bạn có thể điều trị cho trẻ tại nhà.

Tuy nhiên, nếu tổn thương nặng, trẻ bị đau đớn dữ dội hay dây chằng bị đứt, bị rách, bạn cần đưa trẻ tới bác sỹ ngay lập tức.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Sơ cứu ban đầu

Trong vòng 24 giờ đầu, hãy cho trẻ nghỉ ngơi một chỗ, không nên cử động mạnh mắt cá chân. Dùng đá bọc trong 1 cái khăn mềm chườm lên chỗ sưng đau trong khoảng 30 phút và lặp lại mỗi 4 tiếng trong vòng 3 ngày liên tiếp. 

Băng vết thương bằng băng gạc và dùng thuốc giảm đau

Trong trường hợp trẻ đau nhiều, bạn có thể làm giảm sưng đau cho trẻ bằng thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs (ibuprofen…).

Băng nhẹ vết thương bằng băng gạc cũng có tác dụng giảm sưng và hạn chế những tổn thương khác cho mắt cá chân.

Cho trẻ sử dụng nạng khi di chuyển.

Tập luyện để hồi phục

Nếu con bạn chỉ bị bong gân nhẹ, trẻ có thể bắt đầu tập luyện trở lại trong vòng 48 giờ sau chấn thương. Những bài tập này bao gồm việc chuyển động mắt cá chân bằng cách uốn cong cổ chân về phía trước và sau, trong và ngoài. Để tăng khả năng giữ thăng bằng, hãy thử đứng trên một chân bị thương. Việc để bên chân bị chấn thương chịu một tải trọng nhẹ và đi lại nhẹ nhàng cũng thúc đẩy quá trình hồi phục.

Chấn thương có thể mất hơn 2 tuần để cải thiện. Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất từ 10 – 12 tuần.

Khi nào nên cho trẻ tới bác sỹ

Nếu trẻ vẫn gặp khó khăn khi đi lại và cảm thấy đau sau 48 giờ, hãy cho trẻ tới bác sỹ. Trẻ có thể sẽ phải thực hiện một số bài tập và sử dụng biện pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sỹ.

Trẻ đã sẵn sàng quay lại với thể thao chưa?

Trẻ có thể quay lại với những môn thể thao yêu thích khi mắt cá chân đã có thể cử động dễ dàng và không còn cảm thấy đau. Bạn có thể kiểm tra tình trạng hồi phục của mắt cá chân trẻ bằng cách yêu cầu trẻ nhảy trên chân bị thương khoảng 5 lần và kiểm tra nếu trẻ vẫn còn bị đau và không thể đứng vững khi nhảy thì có nghĩa là mắt cá chân của trẻ vẫn chưa hồi phục. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ chạy theo đường zigzac.

Việc quay lại chơi thể thao quá sớm khi mắt cá chân chưa hồi phục có thể dẫn tới những tổn thương nặng hơn cho mắt cá chân. Thông thường trẻ mất từ 8 đến 12 tuần để có thể quay lại chơi thể thao. Khi mới bắt đầu chơi thể thao trở lại, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng các bài tập nhẹ có tính chất khởi động và hỗ trợ sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn.

Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đến bác sỹ kiểm tra lại lần nữa trước khi quyết định cho con bạn chơi thể thao trở lại. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lời khuyên của bác sỹ giúp bé yêu luôn khỏe mạnh

PGs.Ts.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm