Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ là môt bất thường của nhịp tim gây do các vấn đề về điện tim. Thông thường, điện tim sẽ đi từ khoang trên tâm nhĩ đến khoang dưới tâm thất, tạo ra các nhịp co bóp bình thường. Trong rung nhĩ, đường đi của điện tim bị hỗn loạn, gây ra các bất thường của nhịp tim.

Rung nhĩ là gì?

Dấu hiệu cảnh báo của rung nhĩ

Mạch bất thường

Rung nhĩ gây ra các rối loạn của nhịp tim. Nếu bạn kiểm tra mạch, bạn sẽ cảm thấy bị “rung”. Khi rung nhĩ mới phát triển hoặc được kiểm soát kém bởi thuốc, bạn thường sẽ cảm thấy tim bạn như đang chạy đua. Nhịp tim nhanh, bất thường có thể sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời.

Thông thường, khi tim đập bình thường, điện tim sẽ đi từ phần trên của tim xuống phần dưới, làm các cơ tim co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể. Trong bệnh rung nhĩ, điện tim sẽ bị rối loạn và ngăn dưới của tim sẽ co bóp một cách bất thường.

Chóng mặt

Nếu bạn bị rung nhĩ, bạn có thể sẽ có các triệu chứng nguy hiểm và rất đáng sợ. Rung nhĩ có thể sẽ gây ra các triệu chứng như:

  • Chóng mặt
  • Cảm giác đánh trống ngực
  • Thở dốc
  • Đau ngực
  • Mệt mỏi hoặc không thể tập thể dục được

Rung nhĩ là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Khoảng 15% những người bị đột quỵ cũng bị rung nhĩ. Bởi dòng chảy bất thường và hỗn loạn của máu trong tim, những cục máu đông nhỏ có thể hình thành trong các ngăn của tim khi bạn bị rung nhĩ. Những cục máu đông này có thể di chuyển theo dòng máu đến não, gây ra đột quỵ. Đó là lý do vì sao những người bị rung nhĩ thường được kê thuốc làm loãng máu.

Nếu bạn bị rung nhĩ và đau ngực, cảm thấy choáng váng và nhịp tim rất nhanh (hơn 100 lần/phút) hoặc bạn có các dấu hiệu đột quỵ, bạn nên đi cấp cứu ngay.

Nguyên nhân của rung nhĩ

Rung nghĩ là một vấn đề rất phổ biến. Yếu tố nguy cơ của rung nhĩ bao gồm:

  • Kiểm soát kém bệnh tăng huyết áp
  • Các vấn đề về van tim
  • Bệnh mạch vành
  • Lạm dụng rượu bia
  • Béo phì
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Rối loạn tuyến giáp

Các yếu tố nguy cơ bạn không thể kiểm soát

Có tiền sử gia đình bị rung nhĩ là một yếu tố nguy cơ rất lớn để bạn cũng có thể sẽ bị rung nhĩ. Nguy cơ bị rung nhĩ của bạn cũng có thể tăng lên theo độ tuổi và nam giới da trắng thường có tỷ lệ mắc rung nghĩ cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ bạn có thể kiểm soát

Có một vài yếu tố nguy cơ của rung nhĩ mà bạn có thể kiểm soát được. Duy trì lối sống lành mạch và kiểm soát cân nặng của bạn. Ngừng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia. Không dùng các thuốc cấm hoặc cẩn thận khi sử dụng một số loại thuốc kê đớn như albuterol hoặc các chất kích thích khác.Trao đổi với bác sỹ nếu bạn được kê những loại thuốc này và cảm thấy lo lắng.

Một trong những rủi ro của việc phẫu thuật tim mở hoặc phẫu thuật mạch vành ghép tim nhân tạo là bị rung nhĩ. Bác sỹ có thể sẽ kiểm soát hoặc điều trị tình trạng ngày để tránh dẫn đến các biến chứng khác.

Rung nhĩ đơn thuần

Rung nhĩ cũng có thể xảy ra ở những người trẻ (dưới 60 tuổi) mà không có nguyên nhân rõ ràng được gọi là rung nhĩ đơn thuẩn. Rung nhĩ đơn thuần có thể có nguyên nhân liên quan đến luyện tập thể thao, chế độ ăn, giấc ngủ và rượu bia. Đôi khi, rung nhĩ có thể tự đến và đi mà không cần điều trị.

Chẩn đoán rung nhĩ

Điện tâm đồ

Bác sỹ sẽ chẩn đoán rung nhĩ thông qua điện tâm đồ. Điện tâm đồ sẽ cho thấy những bất thường của nhịp tim, từ đó bác sỹ có thể đưa ra chẩn đoán. Nếu rung nhĩ của bạn đến rồi đi, bạn có thể phải đeo máy kiểm soát nhịp tim liên tục để chẩn đoán các bất thường về nhịp tim.

Các xét nghiệm khác

Nếu bạn bị nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán bị rung nhĩ, bác sỹ có thể sẽ tiến hành những xét nghiệm khác để kiểm tra cơ tim và van tim, cũng như để tìm ra các cục máu đông. Những xét nghiệm này bao gồm siêu âm tim hoặc thậm chí đặt ống thông để kiểm tra các phần tắc nghẽn của mạch máu.

Rung nhĩ có thể tự đến và tự đi hoặc cũng có thể kéo dài trong suốt phần đời còn lại của bạn. Khi rung nhĩ tự đến và tự đi trong vòng vài phút đến vài giờ, tình trạng này được coi là rung nhĩ bộc phát. Những bât thường về nhịp tim trong rung nhĩ có thể bắt đầu và ngày càng kéo dài hơn hoặc gây ra các triệu chứng xấu hơn. Đó chính là lúc rung nhĩ nên được điều trị và kiểm soát.

Điều trị

Sốc tim

Trong một số trường hợp, rung nhĩ có thể được điều trị bằng sốc điện cho tim. Trong những trường hợp cấp cứu nặng, đây có thể là cách duy nhất để kiểm soát rung nhĩ. Nếu chứng rung nhĩ của bạn kéo dài hơn 48 tiếng, bạn có thể không cần sốc tim bởi bạn có nguy cơ có cục máu đông và có thể dẫn đến đột quỵ cao hơn.

Dùng thuốc

Bệnh nhân bị rung nhĩ thường được kê phối hợp các loại thuốc để ngăn chặn các biến chứng. Thuốc làm loãng máu hoặc chống đông máu có thể ngăn chặn được các nguy cơ đột quỵ. Thuốc cũng có thể kiểm soát được nhịp tim và ngăn không để tim bạn đập quá nhanh. Một số loại thuốc được kê đơn đặc biệt để kiểm soát điện tim, giữ điện tim không bị bất thường và hỗn loạn.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, phẫu thuật tim có thể là việc cần thiết để điều trị rung nhĩ. Phẫu thuật Maze là một loại phẫu thuật mà các bác sỹ sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ ở ngăn trên của tim (tâm nhĩ) để làm giảm việc tạo ra nhịp tim bất thường. Quá trình này cũng có thể được làm thông qua một vết cắt nhỏ hoặc một ống thông được luồn vào tim.

Máy chỉnh nhịp tim

Trong một số trường hợp, để điều trị rung nhĩ, bác sỹ có thể sẽ phải cấy máy chỉnh nhịp tim. Máy chỉnh nhịp tim không được thiết kế để điều trị rung nhĩ, mà mục đích chính là để chỉnh nhịp tim chậm. Trao đổi về những kết quả có thể xảy ra khi dùng cách điều trị này với bác sỹ.

Triển vọng của rung nhĩ

Nếu chứng rung nhĩ của bạn được kiểm soát tốt, bạn có thể không có bất kỳ sự thay đổi nào trong cuộc sống. Những người bị rung nhĩ mãn tính cần phải duy trì việc dùng thuốc và thuốc chống loãng máu trong suốt phần đời còn lại. Tác dụng phụ của những loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng lâu dài. Trao đổi với bác sỹ để xem những hạn chế mà các loại thuốc này có thể gây ra cho cuộc sống của bạn.

Dự phòng rung nhĩ

Luôn giữ lối sống khỏe mạnh là cách quan trọng nhất để làm giảm nguy cơ bị rung nghĩ. Thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp và ăn ít chất béo và mỡ là những cách tốt để làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

Bạn nên kiểm tra huyết áp hàng tháng nếu bạn trên 40 tuổi để có thể phát hiện ra các bất thường về nhịp tim và chẩn đoán sớm rung nhĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng hợp những điều cần biết về rung nhĩ

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm