Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh Ebstein - Phần 2

Trong bài viết phần 2 mời bạn cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp chẩn đoán, điều trị và tiên lượng của căn bệnh tim bẩm sinh Ebstein.

Những điều cần biết về bênh tim bẩm sinh Ebstein - Phần 2

Chẩn đoán

Xét nghiệm chính để chẩn đoán dị tật Ebsteinsiêu âm tim. Với siêu âm tim, mức độ bất thường van ba lá có thể được đánh giá chính xác, và hầu hết các khuyết tật tim bẩm sinh cũng có thể được phát hiện.

Ở người trưởng thành và trẻ em lớn hơn, test gắng sức dùng để đánh giá khả năng hoạt động, nồng độ oxy máu, nhịp tim và huyết áp trong quá trình vận động. Những phép đo này rất hữu ích trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng các bất thường tim, và sự cần thiết của phẫu thuật.

Cũng cần thiết phải đánh giá chứng loạn nhịp tim ở những người có dị tật Ebstein. Điện tâm đồ thường được sử dụng  để quan sát sự phát triển các rối loạn nhịp nguy hiểm tiềm ẩn.

Điều trị

Thông thường nếu dị tật Ebstein biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu, phẫu thuật là điều trị cần thiết.

  • Phẫu thuật ở trẻ sơ sinh có dị tật Ebstein thường bị trì hoãn càng lâu càng tốt vì nguy cơ cao trẻ mắc lại dị tật này ở những năm tiếp theo sau phẫu thuật. Những trẻ sơ sinh này thường được theo dõi tại cơ sở y tế đặc biệt, với nỗ lực trì hoãn phẫu thuật.
  • Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành mới được chẩn đoán Ebstein, phẫu thuật là cần thiết khi mà triệu chứng tiến triển. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị  suy tim mức độ nặng, điều trị ổn định trước phẫu thuật là bắt buộc.

Phẫu thuật dị tật Ebstein có thể khá phức tạp, những can thiệp phẫu thuật cụ thể được thực hiện tùy theo tình trạng của van ba lá, các bệnh tim bẩm sinh đi kèm, và độ tuổi của bệnh nhân. Nhìn chung, mục đích của phẫu thuật là phục hồi chức năng van ba lá (nhiều nhất có thể) và để giảm sự nhĩ hóa tâm thất phải. Trong các trường hợp nhẹ hơn, mục tiêu này có thể được tiếp cận bằng cách sử dụng các kỹ thuật để phẫu thuật sửa chữa và thay đổi vị trí van ba lá. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cần thay van ba lá bằng van nhân tạo. Phẫu thuật cho dị tật Ebstein cũng kết hợp việc sửa chữa thông liên nhĩ hoặc thông liên thất (nếu có), và bất kỳ vấn đề tim bẩm sinh nào khác được chẩn đoán.

Trẻ em lớn và người trưởng thành được chẩn đoán Ebstein mức độ nhẹ, và không có bất kỳ triệu chứng nào, thường không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, họ vẫn cần được kiểm tra các vấn đề tim mạch trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, cho dù dị tật Ebstein nhẹ, vẫn sẽ có những nguy cơ rối loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ đột tử.

Tiên lượng

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hở van ba lá, và sự hiện diện của các vấn đề tim bẩm sinh khác. Ở trẻ sơ sinh bị bệnh nặng, 30%  tử vong trước khi được xuất viện.

Nguy cơ tử vong khi dị tật Ebstein được chẩn đoán ở tuổi thiếu nhì hoặc tuổi trưởng thành cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, phẫu thuật, và điều trị dự phòng các rối loạn nhịp tim tiềm ẩn, đã cải thiện đáng kể tiên lượng của những người có dị tật Ebstein.

Lời kết

Dị tật Ebstein là một dị tật bẩm sinh và sai lệch của van ba lá.. Ảnh hưởng của tình trạng ở mỗi người là khác nhau, và dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng. Điều quan trọng là bất cứ ai có dị tật Ebstein, ngay cả ở mức độ rất nhẹ, cần được đánh giá đầy đủ về tình trạng tim và kiểm tra theo dõi suốt đời. Với kỹ thuật phẫu thuật hiện đại và quản lý tốt triệu chứng, tiên lượng những người có dị tật Ebstein đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dự phòng dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm