Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn khả năng đọc ở trẻ

Chứng khó đọc (Dyslexia) là chứng tật bẩm sinh. Người bị tật này thiếu khả năng đọc và viết mặc dầu đã phát triển đầy đủ trí thông minh, hiểu biết.

Chứng khó đọc (Dyslexia) là một khuyết tật về khả năng học tập có ảnh hưởng đến kỹ năng đọc và viết của một trẻ. Trẻ mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn trong việc hiểu được các chữ cái và phát âm của chữ có tác động đến nhau như thế nào. Bé cũng gặp khó khăn trong việc phát âm các từ một cách rõ ràng và kém khả năng phân tách các âm thanh trong câu nói. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đọc và viết của trẻ.

Hội chứng này không có liên quan đến trí tuệ hay hành vi của trẻ. Trẻ mắc hội chứng khó đọc vẫn có trí tuệ bình thường như những trẻ em khác ở cùng độ tuổi. Mặc dù chứng khó đọc có ảnh hưởng đến mỗi đối tượng rất khác nhau nhưng hầu hết những trẻ em mắc hội chứng này đều cần được hỗ trợ thêm trong việc đọc và viết. Chứng khó đọc là một căn bệnh khá phổ biến và có ảnh hưởng đến khoảng 5% - 10% trẻ em.

Nguyên nhân

Chứng khó đọc là một căn bệnh thuộc hệ thần kinh gây ra bởi sự bất thường trong quá trình não bộ nhận biết những từ ngữ. Chứng khó đọc có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp và mọi khả năng trí tuệ. Hội chứng này có thể di truyền trong gia đình. Cha mẹ bị mắc chứng khó đọc cũng thường sinh ra những đứa trẻ mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên trẻ vẫn sẽ có khả năng mắc chứng khó đọc ngay cả khi không ai trong gia đình gặp khó khăn khi đọc viết.

Cách nhận biết trẻ mắc chứng khó đọc

Triệu chứng chính của chứng khó đọc đó là trẻ không thể đọc một cách trôi chảy như những trẻ em khác ở cùng độ tuổi và cấp học. Trẻ mắc hội chứng này sẽ thường xuyên gặp phải những vấn đề về phát âm từ ngữ và học các chữ cái. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ gặp khó khăn khi đánh vần và đọc to các từ. Những khó khăn khác mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:

  • Việc học cách nói chuyện
  • Phân tách các từ thành âm thanh
  • Không hiểu nhịp điệu câu nói
  • Nhớ các công thức  toán học
  • Học một ngoại ngữ mới
  • Tổ chức sắp xếp các ý kiến

Không phải tất cả mọi trẻ em gặp những khó khăn trên đều sẽ mắc chứng khó đọc. Có một sự thật là những người mắc hội chứng này thường bị đọc ngược. Viết chữ ngược và đảo từ cũng là những dấu hiệu của hội chứng khó đọc.

Điều trị

Chứng khó đọc là một căn bệnh có tính chất lâu dài. Hội chứng này thường được điều trị bằng cách cho trẻ tham gia các lớp học đặc biệt được giảng dạy bởi những giáo viên, gia sư hay những chuyên gia đã được đào tạo bài bản. Họ sẽ giúp trẻ mắc phải hội chứng này phát triển được khả năng đọc và đánh vần. Trẻ mắc chứng khó đọc cũng cần thêm những hỗ trợ tại trường học như việc nghe và ghi âm trước bài giảng hay cần thêm thời gian để làm bài kiểm tra.

Mặc dù hầu hết trẻ mắc chứng khó đọc đều có trí tuệ bình thường song chúng cũng sẽ thường bị đánh giá thấp do những khó khăn trong việc đọc. Càng lên các lớp cao hơn, trẻ sẽ càng gặp phải nhiều vấn đề hơn do việc đọc bài đã trở thành một phần quan trọng trong việc học ở trường. Do vậy điều quan trọng là phải khuyến khích trẻ mắc hội chứng này tiếp tục nỗ lực trong việc cải thiện khả năng đọc dù đó là một việc vô cùng khó khăn. Với những hỗ trợ phù hợp, nhiều trẻ mắc chứng bệnh này vẫn sẽ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Bạn nên làm gì nếu cho rằng con mình bị mắc chứng khó đọc

Trẻ được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì càng dễ vượt qua những rào cản và khó khăn khi mắc phải căn bệnh này. Nếu bạn cho rằng con bạn có dấu hiệu của chứng khó đọc, hãy trao đổi với bác sỹ và giáo viên của con. Họ có thể giúp đỡ bạn trong việc đánh giá xem liệu có trẻ có thực sự mắc phải hội chứng này hay không. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nói lắp ở trẻ em có đáng lo ngại?

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm