Rau tiền đạo và nguy cơ sảy thai
Rau tiền đạo không liên quan đến sảy thai hoặc thai chết lưu, nhưng có thể gây chảy máu nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh. Trong đa số các trường hợp, rau tiền đạo thường được phát hiện sớm, kiểm soát tốt và bạn vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh.
Rau tiền đạo xảy ra ở 1 trên 200 thai kỳ. Tình trạng này phổ biến hơn nhiều trong vòng 10 đến 20 tuần đầu của thai kỳ, nhưng hầu hết những trường hợp sớm, khoảng 90% có thể tự hết.
Khi tình trạng không tự hết trong khi mang thai, sinh mổ có thể cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra rau tiền đạo vẫn chưa được biết, nhưng nếu bạn hút thuốc lá, sử dụng cocain, trên 35 tuổi, đã mang thai nhiều lần, đang mang nhiều hơn một em bé, và đã phẫu thuật tử cung, nguy cơ mắc rau tiền đạo sẽ cao hơn. Nếu bạn đã từng bị rau tiền đạo trong những lần mang thai trước, bạn cũng có nhiều khả năng bị rau tiền đạo trong lần mang thai tiếp theo.
Các triệu chứng của rau tiền đạo
Chảy máu sau tuần 20 của thai kỳ là triệu chứng phổ biến nhất của rau tiền đạo. Hầu hết phụ nữ bị chảy máu nhưng không đau bụng, trong khi một số nhỏ thai phụ có chảy máu kèm các cơn co thắt tử cung hoặc không chảy máu.
Bất kỳ tình trạng chảy máu trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ nên được báo cáo cho bác sĩ ngay lập tức, cho dù là đó có phải là rau tiền đạo hay không.
Chẩn đoán rau tiền đạo
Rau tiền đạo thường có thể được phát hiện qua siêu âm, thông qua kiểm tra thường qui mà hầu hết các bác sĩ thực hiện vào tuần thứ 20 của thai kỳ.
Nếu bạn không siêu âm trong khi mang thai, tình trạng này có thể được phát hiện khi bạn bắt đầu chảy máu.
Nguy cơ
Nhờ vào chăm sóc trước sinh và khám thai định kỳ, những phụ nữ mang thai có rau tiền đạo không gặp nhiều nguy hiểm trong thai kỳ cũng như khi sinh nở. Rau tiền đạo không gây sẩy thai hoặc chết thai, tuy nhiên, 10,7 trong số 1.000 trường hợp rau tiền đạo dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên của cuộc đời, hầy hết là do những trẻ này bị sinh non.
Rau tiền đạo hiếm khi gây tử vong cho người mẹ. Nếu bị chảy máu nặng, thai phụ có thể cần truyền máu.
Điều trị
Khi được chẩn đoán rau tiền đạo, bác sỹ sẽ khuyên nên tránh giao hợp hoặc tránh tập thể dục nặng. Bạn cũng nên nghỉ ngơi trên giường và hạn chế đi lại nếu bạn đang chảy máu. Một số mẹ bầu bị rau tiền đạo đôi khi phải nhập viện vào 3 tháng cuối, để dự phòng tình trạng tự chuyển dạ, hạn chế nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.
Việc đẻ mổ sẽ rất có thể được khuyến cáo nếu rau tiền đạo vẫn còn hiện diện trong 3 tháng cuối. Bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid để thúc đẩy sự trưởng thành phổi của bé.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sảy thai bao lâu thì mang thai lại được
Nếu bạn và đối tác của bạn đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản, bạn không cô đơn. Vô sinh là vấn đề phổ biến hơn bạn nghĩ.
Vào mùa Đông, chị em phụ nữ mất nhiều thời gian để chăm sóc tóc hơn, nhưng vẫn không thể tránh khỏi tình trạng tóc rụng nhiều. Vậy nên làm khô tóc thế nào để tóc nhanh khô mà không gãy rụng?
Viêm họng là một triệu chứng phổ biến và thường gặp vì vậy không có gì đáng lo lắng về nó. Tuy nhiên, viêm họng lại vô cùng khó chịu và gây đau đớn .
Các nhà khoa học cho rằng giải độc đúng cách giúp chúng ta hạn chế bị cảm lạnh và cúm mà không cần kháng sinh.
Quần áo dày của mùa Đông không chỉ lâu khô mà còn dễ bám mùi ẩm mốc. Để quần áo luôn thơm tho trong mùa Đông, bạn có thể áp dụng ngay những bí quyết sau:
Khô da là một tình trạng rất phổ biến trong mùa đông khi thời tiết trở nên hanh khô. Đối với một số người, tình trạng này có thể gặp phải quanh năm dù trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Vậy làm cách nào để chăm sóc làn da không bị khô?
Bạn hẳn đã nghe rất nhiều về các hormone sinh dục như testosterone hay estrogen, nhưng bạn đã biết đến các loại hormone điều hoà cảm giác đói, hay thậm chí là hormone điều hoà cả giấc ngủ chưa? Hãy cùng tìm hiểu
Trẻ ho nhiều vào ban đêm là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng, sốt ruột. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần tỉnh táo để thực hiện các biện pháp giảm ho an toàn cho trẻ.