Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMD) là một thuật ngữ chung dùng để mô tả tình trạng đau và rối loạn chức năng của khớp nối hàm dưới với xương thái dương ở mỗi bên mặt (khớp thái dương hàm) và các cơ vận động hàm. Đây là tình trạng khá phổ biến gặp phải ở người trưởng thành. Vậy có cách nào phòng tránh và phục hồi nhanh sau khi bị hay không?

Khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint - TMJ) là khớp kết nối xương hàm dưới (hàm dưới) với xương thái dương trong hộp sọ. Nằm ở phía trước tai ở cả hai bên đầu, TMJ là khớp bản lề trượt có thể di chuyển sang bên cũng như tiến và lùi giúp hình thành các hoạt động như nói chuyện, ăn nhai... TMJ và các cơ, dây chằng xung quanh hỗ trợ được coi là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể con người.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn chức năng TMJ?

Hiện tại không có bằng chứng nào chắc chắn về nguyên nhân trực tiếp của tình trạng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMD). Tuy nhiên, các vấn đề gặp phải như cách các răng không khớp với nhau (lệch răng), bất thường cơ mặt hoặc bất thường chính TMJ có thể đóng một vai trò trong việc phát triển bệnh.

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của TMD bao gồm:

  • Whiplash (chấn thương do giật cổ, hoặc chấn thương cổ): là khi đầu bị chuyển động đột ngột về một hướng và rồi giật lui lại một cách nhanh chóng.
  • Căng thẳng
  • Cắn móng tay
  • Nhai kẹo cao su
  • Nghiến răng
  • Một tác động đánh mạnh vào đầu hoặc một tác động mạnh đánh trực tiếp vào hàm
  • Viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Căng cơ ở đầu hoặc cổ
  • Lắp răng giả toàn phần hoặc bán phần không đúng cách
  • Chuyển động hoặc trật khớp của đĩa đệm giữa phần đầu xương hàm dưới tiếp xúc với ổ khớp xương thái dương.

Các dấu hiệu và triệu chứng của TMD là gì?

Các triệu chứng của TMD có thể ảnh hưởng đến hàm cũng như các cơ ở mặt, đầu, cổ và vai:
  • Đau hàm
  • Đau cơ vùng mặt
  • Đau cổ và vai
  • Đau trong hoặc xung quanh tai khi bạn mở to miệng, nói hoặc nhai
  • Nhức đầu, đau tai hoặc đau răng
  • Cảm giác mặt nặng trĩu
  • Sưng ở một bên mặt
  • Trạng thái khóa hàm hoặc bị kẹt khi mở hoặc đóng hàm
  • Không thể mở miệng rộng
  • Gặp vấn đề khi nhai
  • Răng trên và dưới không khít với nhau
  • Cảm giác cắn răng đột nhiên trở nên khó chịu
  • Có tiếng như bẻ gãy, lách cách hoặc nứt vỡ khi mở hoặc đóng miệng
  • Chóng mặt, ù tai hoặc mất thính giác

Các triệu chứng của TMD có thể là ngắn hạn và tạm thời, hoặc chúng có thể kéo dài trong nhiều năm trở thành mạn tính.

TMD được điều trị như thế nào?

Đau hàm TMD có thể được điều trị thành công bằng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà, cũng như trên lâm sàng. Phương pháp kết hợp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Điều chỉnh hoạt động ăn nhai (tránh thức ăn phải nhai nhiều)
  • Kiểm soát căng thẳng của bản thân
  • Liệu pháp thay đổi hành vi nhận thức (CBT)
  • Sử dụng các phản hồi sinh học

Phương pháp điều trị TMD nhằm mục đích giảm đau và đưa khớp hàm trở lại chức năng bình thường bằng cách:

  • Tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh
  • Giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp vùng mặt
  • Tránh tật nghiến chặt hàm (và ngừng hoạt động)
  • Nếu bạn nghiến răng khi ngủ, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một dụng cụ bảo vệ miệng như nẹp để tránh tình trạng này.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp có thể giúp giảm đau và khó chịu cho người bệnh trong tình trạng cấp tính và mạn tính, đồng thời giúp khớp hoạt động bình thường trở lại. Các nhà vật lý trị liệu sử dụng kết hợp các kỹ thuật để thư giãn, bật cơ và giãn các cơ đang bị thắt chặt và mô sẹo.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hiện tại, vật lý trị liệu có thể bao gồm:
  • Tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi các bài tập chuyển động hàm
  • Liệu pháp chườm ẩm để cải thiện lưu thông máu
  • Liệu pháp chườm lạnh để giảm sưng và giảm đau
  • Liệu pháp xoa bóp để giảm căng cơ
  • Rèn luyện tư thế giúp điều chỉnh các sai lệch của hàm
  • Các bài tập vận động cải thiện phạm vi chuyển động của hàm
  • Các phương thức giảm đau, như: trị liệu bằng sóng âm để cải thiện tuần hoàn và giảm sưng đau, kích thích dây thần kinh qua da (TENS) để giảm đau và cải thiện tuần hoàn

TMD có tự biến mất không?

Câu trả lời là có. Đôi khi TMD có thể tự khỏi mà không cần đến sự chăm sóc y tế. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng TMD nhẹ, không kéo dài và khỏi nhanh. Tuy nhiên, TMD cũng có thể là một bệnh mạn tính và gây đau đớn cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Khi đó, điều trị được khuyến nghị sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể ngăn ngừa TMD?

Vì không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra TMD nên rất khó để dự phòng tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện từng bước để giảm các triệu chứng khi không may gặp phải tình trạng này.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho TMD

Nếu bạn gặp phải TMD, bạn có thể thử một số mẹo tại nhà dưới đây để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, lời khuyên hữu ích nhất cho bạn là nên tìm đến sự hỗ trợ của các nhà vật lý trị liệu, các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có những phương án hợp lý nhất.

Một số mẹo tại nhà sau đây có thể giúp giảm các triệu chứng của TMD:

  • Thực hiện các tư thế tốt – bao gồm các tư thế đứng, ngồi, nằm để giảm căng thẳng cho cổ và vai
  • Chú ý tật nghiến răng. Bạn có thể thử đưa lưỡi vào giữa hai hàm răng để tạo khoảng trống và ngừng nghiến răng vì không cắn vào lưỡi
  • Mang dụng cụ bảo vệ miệng hoặc nẹp vào ban đêm để ngăn tật nghiến răng khi ngủ
  • Không nên kê cằm lên các bề mặt, vì điều này làm tăng căng thẳng cho các cơ vùng mặt cũng như hàm răng
  • Tham khảo ý kiến các chuyên gia về các bài tập thư giãn
  • Tránh các thức ăn phải nhai quá nhiều, tránh ăn kẹo cao su hoặc nhai nước đá
  • Tránh mở miệng thật rộng (như khi ngáp, hát hoặc la hét)
  • Khám nha sĩ thường xuyên và lưu ý các tình trạng mất, gãy rụng răng hoặc hỏng răng hay các tổn thương vùng hàm
  • Chườm nóng hoặc chườm đá để giảm đau.

Tổng kết

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm – TMD là một tình trạng không rõ nguyên nhân, gây đau và các ảnh hưởng đến vận động vùng hàm trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này khó có thể dự phòng, song các mẹo nhỏ và các lưu ý trong sinh hoạt có thể giúp phòng tránh gặp phải. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nếu chẳng may rơi vào tình trạng này, tốt hơn cả là hãy đến gặp các chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời và an toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Biện pháp khắc phục đau khớp thái dương hàm tại nhà hiệu quả

https://www.pthealth.ca/conditions/temporomandibular-joint-dysfunction/

 

Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

Xem thêm