Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn các hoạt động thể chất dành cho người lớn tuổi

Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cần hoạt động thể chất như thế nào để duy trì sức khỏe?

Để giữ gìn hoặc cải thiện sức khỏe, người lớn tuổi cần thực hiện hai loại hoạt động thể chất mỗi tuần: thể dục nhịp điệu và các bài tập tăng cường sức mạnh.

Số lượng hoạt động thể chất người cao tuổi cần làm mỗi tuần phụ thuộc vào độ tuổi. Với những người từ 65 tuổi trở lên và có tình trạng sức khỏe tốt, không bị hạn chế về khả năng vận động, nên cố gắng hoạt động mỗi ngày và nên:

  • Tập thể dục nhịp điệu vừa phải ít nhất 150 phút như đạp xe hay đi bộ mỗi tuần, 
  • Tập những bài tăng cường sức mạnh trong 2 ngày hoặc hơn mỗi tuần, giúp tất cả các cơ chính đều hoạt động (như cơ chân, cơ hông, cơ bụng, cơ ngực, cơ vai và cơ cánh tay).

Hoặc:

  • 75 phút tập thể dục nhịp điệu mạnh như chạy bộ hoặc chơi tennis mỗi tuần
  • Tập những bài tăng cường sức mạnh trong 2 ngày hoặc hơn mỗi tuần giúp tất cả các cơ chính hoạt động (như cơ chân, hông, bụng, ngực, vai và tay).

Hoặc

  • Phối hợp các bài tập thể dục cường độ trung bình và cường độ cao mỗi tuần. Ví dụ, 30 phút chạy bộ phối hợp với 30 phút đi bộ nhanh sẽ tương đương với 150 phút tập thể dục nhịp điệu mức độ trung bình, và
  • Tập những bài tăng cường sức mạnh trong 2 ngày hoặc hơn mỗi tuần, giúp tất cả các cơ chính đều hoạt động (như cơ chân, cơ hông, cơ bụng, cơ ngực, cơ vai và cơ cánh tay).

Quy tắc vàng là 1 phút hoạt động mạnh mẽ có cùng hiệu quả về sức khỏe như 2 phút cho tập thể dục cường độ vừa phải.

Những người lớn tuổi cũng nên cố gắng giảm thiểu thời gian ngồi quá nhiều, giữa các thời gian ngồi nên vận động nhẹ nhàng, vì lối sống thụ động được coi là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng có hại đến sức khỏe so với việc bạn hoạt động bất cứ 1 loại hoạt đông nào và nhiều như thế nào.

Một số người lớn tuổi có nguy cơ bị té ngã cao, như ở những người bị gãy chân, mất cân bằng và do một số tình trạng bệnh,nên tập thể dục để cải thiện sự cân bằng và kết hợp đều đặn ít nhất 2 ngày mỗi tuần, như tập yoga, thái cực quyền, khiêu vũ...

Các hoạt động thể dục nào được coi là vừa phải?

  • Đi bộ
  • Các bài tập dưới nước
  • Khiêu vũ
  • Đạp xe
  • Chơi tennis 
  • Đẩy máy cắt cỏ
  • Bơi xuồng
  • Chơi bóng chuyền

Các hoạt động vừa phải sẽ tăng nhịp tim và nhịp thở cũng như làm cơ thể cảm thấy ấm hơn. Nói cách khác, hoạt động vừa phải là khi bạn vừa hoạt động nhưng vẫn có thể nói chuyện được (nhưng không hát được). Công việc nhà như đi chợ, nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa không được tính vào 150 phút luyện tập, vì những cố gắng không đủ để tăng nhịp tim, nhưng dù sao nó cũng có ý nghĩa vì nó đã giảm thời gian ngồi.

Những hoạt động thể lực nào tính là cường độ lớn?

Có bằng cứ cho rằng hoạt động thể lực cường độ cao có thể mang đến lợi ích cho tim hơn hoạt động cường độ vừa phải. Các hoạt động yêu cầu sự cố gắng giành cho hầu hết mọi người là:

  • Đi bộ nhanh hoặc chạy
  • Thể dục nhịp điệu
  • Bơi nhanh
  • Đạp xe nhanh hoặc trên đồi
  • Chơi tennis đơn
  • Bóng đá
  • Đi lên dốc đường dài
  • Khiêu vũ
  • Võ thuật

Các hoạt động mạnh khiến ta thở mạnh và nhanh. Nếu tập luyện ở mức độ này sẽ không đủ khả năng nói nhiều vài từ mà không cần ngừng thở.

Các hoat động nào khiến cơ chắc khỏe?

Sự chắc khỏe của cơ cần thiết cho:

  • Tất cả vận động hàng ngày
  • Tổ chức và duy trì sức mạnh của xương
  • Duy trì lượng đường huyết và huyết áp
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Các bài tập khỏe cơ được đếm bằng tần số lặp lại và số lần tập. Một lần lặp lại là một thao tác vận động hoàn toàn của một hoạt động, như gập bụng. Một lần tập là tập một nhóm các động tác lặp lại.

Với mỗi bài tập cơ bắp, cố gắng:

  • Tập ít nhất một bài
  • Tập từ 8 đến 12 lần lặp lại trong mỗi bài

Có rất nhiều cách để có thể tăng cường thêm cho cơ của mình, có thể ở nhà hoặc tại phòng gym. Các hoạt động để tăng cường cho cơ thêm khỏe là:

  • Vận chuyển các đồ nặng, như thực phẩm
  • Các hoạt động liên quan đến bước đi và bước nhảy như khiêu vũ
  • Làm việc nặng ở vườn như đào, xúc đất
  • Yoga
  • Cử tạ
Có thể tập thể dục để tăng cường cơ của mình trong cùng một ngày hoặc trong các ngày khác nhau như tập thể dục nhịp điệu - miễn là nó phù hợp với người cao tuổi.

Các bài tập tăng sức mạnh cho cơ không phải một bài tập nhịp điệu, do vậy bạn sẽ cần phải luyện tập thêm các bài tập này cùng với 150 phút tập thể dục nhịp điệu.

Một vài bài tập cường độ mạnh được tính như cả thể dục nhịp điệu và bài tập tăng cường cơ bắp như:

  • Thể dục nhịp điệu
  • Chạy
  • Đá bóng
  • Bóng bầu dục
  • Bóng rổ
  • Khúc côn cầu

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập luyện bao nhiêu là đủ để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối

CTV Nguyễn Hảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo NHS
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm