Tuy nhiên, một số yếu tố nhất định có thể khiến một vài phụ nữ có nguy cơ sinh non cao hơn so với những phụ nữ khác. Những yếu tố này bao gồm:
Tuy nhiên, kể cả khi những phụ nữ có những yếu tố này, thì họ vẫn có thể mang thai và sinh một cách bình thường. Tuy nhiên, bạn nên nhận thức được các yếu tố nguy cơ của mình để có thể được đánh giá và theo dõi chặt chẽ bởi bác sỹ trong suốt quá trình mang thai.
Một lần mang thai bình thường kéo dài khoảng 40 tuần. Trong khi đa số phụ nữ sẽ chuyển dạ ở tuần thứ 40 thì, một số ít phụ nữ có thể sẽ chuyển dạ sớm hơn. Chuyển dạ sớm được đặc trưng bởi những cơn co thắt để mở cổ tử cung xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
Chuyển dạ sớm có thể sẽ dẫn tới sinh non, và gây ra rất nhiều nguy cơ cho em bé. Trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh và đôi khi sẽ xuất hiện các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến trẻ trong suốt cả cuộc đời sau này. Trẻ càng sinh non, thì nguy cơ mắc phải các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần càng cao.
Chuyển dạ sớm xảy ra với khoảng 12% số ca mang thai. Nguyên nhân gây chuyển dạ sớm hiện chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể làm tăng khả năng chuyển dạ sớm của bạn.
Mang đa thai
Mang đa thai sẽ khiến phụ nữ có nguy cơ chuyển dạ sớm cao hơn vì tử cung sẽ phải giãn ra nhiều hơn để có thể chứa được hai hoặc nhiều em bé. Tử cung, cũng như các cơ khác trên cơ thể, sẽ có xu hướng co lại khi giãn đến một mức độ nào đó. Trong các trường hợp mang đa thai, tử cung có thể sẽ giãn ra quá, đến mức các cơn co thắt sẽ bắt đầu xuất hiện khi em bé chưa phát triển đầy đủ. Nguy cơ sinh non sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với số em bé trong bụng.
Mang đa thai còn khiến mẹ và em bé có nguy cơ mắc phải các biến chứng khác cao hơn. Người mẹ sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ, trong khi em bé sẽ có nguy cơ bị thiếu máu nghiêm trọng, cân nặng sơ sinh thấp và dị tật bẩm sinh. Do vậy, bạn cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ bởi bác sỹ sản phụ khoa nếu bạn mang đa thai, để dự phòng các kết quả xấu có thể xảy ra.
Tiền sử sinh non
Người phụ nữ đã từng sinh non ở những lần mang thai trước sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non cao hơn ở những lần mang thai sau. Nguy cơ sẽ phụ thuộc vào số lần sinh non trước đây và mức độ sinh non ở lần trước là bao nhiêu tuần. Những lần sinh trước trẻ càng non, thì nguy cơ lần sinh này trẻ cũng sẽ sinh với số tuổi thai tương tự như lần trước, thậm chí có khi còn sớm hơn. Những phụ nữ đã từng sinh con đủ tháng sẽ có nguy cơ sinh non ở lần sau rất thấp. Ngoài ra, phụ nữ càng sinh nhiều trẻ đủ tháng, nguy cơ sinh non ở lần sau sẽ càng thấp. Kể cả khi phụ nữ chỉ sinh trẻ đầu tiên bị sinh non, trẻ thứ 2 sinh đủ tháng, thì nguy cơ sinh non ở trẻ thứ 3 cũng sẽ giảm đi.
Tiền sử nạo phá thai
Một số nhà nghiên cứu tin rằng, tiền sử nạo phá thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non của người phụ nữ. Những phụ nữ nạo phá thai nhiều hơn một lần sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn. Nguyên nhân tại sao nạo phá thai khiến phụ nữ sinh non ở những lần mang thai sau hiện vẫn chưa được biết rõ. Nhưng, một giả thuyết được đưa ra là, cổ tử cung có thể đã bị tổn thương trong quá trình phá thai. Phụ nữ có cổ tử cung không hoàn thiện thì cũng có thể sẽ mở cổ tử cung bất thường sớm hơn khi mang thai, dẫn sinh non. Một giả thuyết khác là những phụ nữ nạo phá thai nhiều lần sẽ ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ mang thai ngoài ý muốn. Hai giả thuyết này sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non trong những lần mang thai sau.
Ra máu âm đạo trong 3 tháng cuối và 3 tháng giữa thai kỳ
Phụ nữ bị ra máu âm đạo trong khoảng từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 24 sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non cao hơn. Độ lớn của nguy cơ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây xuất huyết.
Nhau tiền đạo và nhau bong nong là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo trong khi mang thai. Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ lối mở của cổ tử cung. Nhau bong non xảy ra khi nhau thai bong ra quá sớm khỏi niêm mạc tử cung. Cả 2 tình trạng này đều có liên quan với tình trạng chuyển dạ sớm và sinh non.
Phụ nữ bị ra máu âm đạo vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức để được lượng giá. Mặc dù ra máu âm đạo không phải lúc nào cũng là vấn đề lớn, nhưng việc tìm ra nguyên nhân là vô cùng quan trọng để có thể xử lý sớm tình trạng này.
Nhiễm trùng
Bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong suốt quá trình mang thai có thể sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non. Tình trạng nhiễm trùng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong hệ sinh sản hoặc hệ tiết niệu, bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, niệu đạo, bàng quang và thận.
Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra ở trong máu. Với một số phụ nữ mang thai, đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non.
Để gây ra chuyển dạ, tình trạng nhiễm trùng phải xảy ra ở tử cung, vì đây là nơi sẽ kích thích phản ứng hóa học khiến tử cung co thắt. Không phải tất cả các loại vi khuẩn và virus xâm nhập vào tử cung đều có thể khiến tử cung co thắt. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn/virus vượt qua được lớp màng kép bao bọc em bé và đi vào khoang ối, thì việc chuyển dạ sớm sẽ rất dễ xảy ra.
Một số tình trạng nhiễm trùng đi kèm với chuyển dạ sớm và sinh non bao gồm bệnh lậu, chlamydia, trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn.
Đa ối
Đa ối là tình trạng có quá nhiều dịch ối. Tăng lượng dịch ối sẽ khiến tử cung phải giãn ra nhiều hơn bình thường. Khi tử cung bị giãn ra đến một mức nào đó, tử cung sẽ bắt đầu co lại và dẫn đến sinh non.
Triệu chứng của tình trạng đa ối bao gồm bụng to một cách bất thường so với tuổi thai, khó thở, giảm lượng nước tiểu thai ra ngoài và tăng tình trạng phù ở chân và bàn chân.
Để chẩn đoán xác định, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn siêu âm để xác định lượng nước ối trong tử cung. Nếu bạn được chẩn đoán đa ối, bác sỹ có thể sẽ loại bỏ lượng nước ối thừa bằng việc chọc ối. Trong suốt quá trình này, bạn sẽ được siêu âm để định hướng kim chọc xuyên qua bụng và màng ối để chọc dò được dịch ối ra.
Siêu âm cũng có thể được sử dụng để xác định nguyên nhân gây đa ối. Một chiếc kim tương tự sẽ được đưa vào để loại bỏ bớt dịch ối thừa ra, đồng thời sẽ lấy một ít mẫu mô tử cung để xét nghiệm (sinh thiết). Kết quả của quá trình này sẽ giúp bác sỹ xác định được có vấn đề gì đã xảy ra với người mẹ, với nhau thai hoặc với em bé. Nguyên nhân chính gây đa ối ở người mẹ là do tiểu đường và không tương thích tế bào hồng cầu. Nguyên nhân do nhau thai hiếm gặp hơn, nhưng bao gồm u mạch màng đệm (một khối u lành tính của mạch máu xuất hiện ở nhau thai). Nguyên nhân do em bé phổ biến hơn và bao gồm mang đa thai, nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến khả ăng nuốt của thai và hiện tượng phù thai nhi (tình trạng em bé sẽ bị phù lên do nước).
Nếu được, thì việc xác định nguyên nhân gây đa ối là rất quan trọng, vì nguy cơ sinh nong sẽ liên quan rất lớn tới nguyên nhân đa ối, nhiều hơn là mới mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Ví dụ, phụ nữ sẽ dễ sinh non hơn nếu nguyên nhân gây đa ối là do dị tật bẩm sinh của em bé.
Các vấn đề với cổ tử cung
Cổ tử cung, phần thấp nhất của tử cung thường sẽ đóng trong suốt thai kỳ để giữ em bé an toàn trong tử cung. Khi qúa trình chuyển dạ bắt đầu, các cơn co thắt sẽ khiến cổ tử cung mềm hơn và ngắn hơn, do vậy, cổ tử cung có thể sẽ mở ra để em bé chui ra ngoài. Tuy nhiên, đôi khi, cổ tử cung có thể sẽ giãn ra trước thời gian dự kiến sinh. Khi tìnht rạng này xảy ra, sẽ được coi là suy cổ tử cung. Phụ nữ bị suy cổ tử cung sẽ dễ chuyển dạ sớm và sinh non hơn.
Suy cổ tử cung có thể có nguyên nhân là do các chấn thương, phẫu thuật hoặc do dùng thuốc. Những yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ suy tử cung:
Có tiền sử tổn thương cổ tử cung. Nếu cổ tử cung của người phụ nữ bị rách trong khi sinh, thì cổ tử cung của của họ có thể sẽ yếu hơn ở những lần mang thai sau.
Đã từng phẫu thuật ở cổ tử cung. Một số loại phẫu thuật cổ tử cung, ví dụ như sinh thiết hình nón có thể được tiến hành sau khi phụ nữ làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear).
Nếu bạn bị suy cổ tử cung, bác sỹ sẽ theo dõi bạn chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai. Bạn cũng có thể sẽ cần phải khâu cổ tử cung để làm khỏe cổ tử cung bị yếu và giúp bạn có một thai kỳ đủ tháng.
Các vấn đề về tử cung
Phụ nữ có bất thường về tử cung cũng có thể xuất hiện khi bạn sinh. Những bất thường phổ biến nhất bao gồm:
Nguy cơ chuyển dạ sớm phụ thuộc vào loại bất thường tử cung của bạn. Phụ nữ có hình dạng tử cung bất thường sẽ có nguy cơ gặp biến chứng cao nhất, trong khi phụ nữ có vách ngăn tử cung sẽ có ít nguy cơ nhất.
Gen và các yếu tố kinh tế xã hội
Ngoài các vấn đề liên quan đến y tế, có một số yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh rhưởng đén nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non
Gen và chủng tộc
Một số đặc điểm di truyền có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Tại Mỹ, phụ nữ người Mỹ gốc Phi sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm cao hơn so với các chủng tộc khác, kể cả khi đã tính đến các yếu tố kinh tế xã hội. Nguy cơ này thường sẽ tăng lên trong những tuần đầu của thai kỳ.
Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao phụ nữ người Mỹ gốc Phi lại có nguy cơ chuyển dạ sớm cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ người Mỹ gốc phi thường có xu hướng mắc phải những tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến hệ tiết niệu và sinh dục hơn, do đó, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.
Các yếu tố kinh tế
Những phụ nữ có điều kiện kinh tế kém sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn bởi họ thường bị thiếu thức ăn, chỗ ở và không được chăm sóc trước sinh đầy đủ. Khi không đủ đinh ưỡng, phụ nữ sẽ dễ mang thai mà không tăng đủ cân nặng cần thiết và dẫn đến chuyển dạ sớm.
Sinh non cũng dễ xảy ra khi cha hoặc mẹ của em bé thất nghiệm hoặc không có bảo hiểm y tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng được nhận các dịch vụ chăm sóc trước sinh của người mẹ. Căng thẳng đi kèm với tình trạng kinh tế thấp hoặc không có việc làm cũng có thể sẽ dẫn đến sinh non.
Các yếu tố về xã hội
Có một số yếu tố xã hội có thể giúp xác định nguy cơ chuyển dạ sớm của người phụ nữ, bao gồm:
Tuy nhiên, có các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ chuyển dạ sớm và sinh non, mà việc này chỉ làm tăng nguy cơ của bạn mà thôi. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên trao đổi sớm với bác sỹ, từ khi bắt đầu mang thai để có thể làm giảm nguy cơ của bạn.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh