Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ợ hơi nhiều lần trong ngày có đáng lo không?

Ợ hơi là hiện tượng dễ xảy ra sau một bữa ăn no nê. Tuy nhiên, nếu bạn gặp chứng ợ hơi liên tục nhiều lần, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về hệ tiêu hóa.

Ợ hơi là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý đường tiêu hóa và thói quen ăn uống không lành mạnh.

Trong quá trình nhai nuốt thức ăn, không khí có thể đi vào đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày). Để đẩy chúng ra ngoài bằng đường miệng, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng sinh lý gọi là ợ hơi.

Nếu tình trạng ợ hơi diễn ra liên tiếp nhiều lần, bạn có thể cân nhắc một số nguyên nhân sau:

Nuốt phải nhiều không khí

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chứng ợ hơi là do bạn ăn uống quá nhanh, nói vội, thậm chí hút thuốc hoặc mút ngậm kẹo cứng. Hầu hết mọi người đều ợ ra lượng khí dư thừa. Phần khí còn lại di chuyển vào ruột non rồi xuống ruột già phát ra thành trung tiện. Để giảm hiện tượng ợ hơi do nguyên nhân này, bạn nên tạo thói quen ăn uống chậm rãi, nhai kỹ thức ăn.  

Một số người có chứng rối loạn lo âu còn có thói quen nuốt nhiều không khí mỗi khi bị cơn lo âu tấn công. Bạn có thể thử các bài tập thở sâu (hít vào bằng mũi, thở bằng miệng) để giảm căng thẳng tạm thời.

Ợ hơi do một số thực phẩm, đồ uống

Bông cải xanh và cây họ đậu có chứa carbohydrate, dễ sinh khí khi ăn nhiều

Bông cải xanh và cây họ đậu có chứa carbohydrate, dễ sinh khí khi ăn nhiều.

Thức ăn chứa nhiều carbohydrate là "thủ phạm" gây ợ hơi thường gặp. Theo Mayo Clinic, các loại đậu và rau họ cải giàu chất xơ và tinh bột khó tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa thực phẩm này tại đường ruột tạo ra nhiều khí gas, dễ khiến bạn đầy bụng và ợ hơi. Về đồ uống, nước có gas cũng góp phần làm tích tụ khí tại dạ dày.

Để kiểm soát hiện tượng ợ hơi, bạn nên tránh xa đồ uống như bia, nước ngọt, soda. Lựa chọn những thực phẩm ít gây ợ hơi như: Protein (thịt, cá, trứng), quả mọng, cà chua, bí ngòi.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân hàng đầu gây ra ợ hơi bệnh lý. Tình trạng dịch vị dạ dày có tính acid khi trào ngược lên thực quản thường kèm theo những cơn ợ nóng, ợ chua, ợ hơi. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh lý này, hãy thăm khám sớm để được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng acid dạ dày.

Mắc chứng rối loạn nhu động đường tiêu hóa

Ợ hơi, trào ngược dạ dày thường gặp ở người bị liệt dạ dày

Ợ hơi, trào ngược dạ dày thường gặp ở người bị liệt dạ dày.

Thức ăn được di chuyển qua đường ruột nhờ vào sự co bóp nhịp nhàng của ống tiêu hoá. Chứng rối loạn nhu động đường tiêu hóa thường gặp là liệt dạ dày, khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn thời gian bình thường. Điều này sẽ gây các triệu chứng như ăn một lượng nhỏ đã no; Buồn nôn, ợ hơi, đầy hơi.  

Phát hiện sớm các triệu chứng trên giúp bác sỹ tìm ra nguyên nhân, chỉ định các biện pháp điều chỉnh lối sống và ăn uống.

Không dung nạp thực phẩm

Ợ hơi là triệu chứng thường gặp ở người không dung nạp một số thực phẩm chứa đường lactose, fructose hoặc gluten. Ví dụ, người thiếu men lactase khó có khả năng tiêu hóa lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

Khi đó, thức ăn không thể chuyển hóa sẽ đọng lại ở dạ dày, gây ra hàng loạt vấn đề như: Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn. Quá trình lên men những hợp chất đường này tạo ra khí gas, khiến tình trạng đầy hơi thêm trầm trọng.

Ợ hơi nếu xảy ra liên tục có thể cản trở công việc hàng ngày, gây bất tiện trong giao tiếp. Bạn nên theo dõi lại phản ứng của cơ thể sau khi ăn một số thực phẩm nhất định và chia sẻ với bác sỹ khi thăm khám.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về trào ngược axit và ợ hơi.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm