Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ

Thiếu hormone tăng trưởng xảy ra khi tuyến yến không sản xuất đủ hormone tăng trưởng. Thiếu hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nhiều hơn là người trưởng thành.

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có kích thước chỉ bằng một hạt đậu, nằm ở nền sọ và chịu trách nhiệm sản xuất ra 8 loại hormone. Tại Mỹ, cứ 7000 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng. Thiếu hormone tăng trưởng cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh về gen khác, bao gồm hội chứng Turner và hội chứng Prader – Willi.

Dấu hiệu dễ nhận thấy của tình trạng này là khi trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao chuẩn theo tuổi. Thiếu hormone tăng trưởng có thể điều trị được nếu trẻ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến việc trẻ sẽ bị thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa và dẫn đến việc dậy thì muộn.

Sau giai đoạn dậy thì, cơ thể vẫn cần đến các hormone tăng trưởng. Khi bạn ở giai đoạn trưởng thành, các hormone tăng trưởng sẽ duy trì cấu trúc và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người trưởng thành cũng có thể bị thiếu hormone tăng trưởng, nhưng không phổ biến.

Nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng.

Trẻ nhỏ bị sứt môi hay hở hàm ếch thường có tuyến yên kém phát triển hơn, vì vậy, có nhiều khả năng bị thiếu hormone tăng trưởng hơn. Hormone tăng trưởng không được sản xuất ra ngay từ khi sinh có thể có nguyên nhân là do khối u ở não. Khối u này thường nằm ở vị trí của tuyến yên hoặc nằm gần vùng dưới đồi của não. Ở cả trẻ em và người lớn, những chấn thương đầu nghiêm trọng, nhiễm trùng và xạ trị cũng là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu hormone tăng trưởng.

Triệu chứng thiếu hormone tăng trưởng

Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi và thường sẽ có gương mặt trông tròn và non nớt hơn. Trẻ cũng có thể sẽ mũm mĩm và có mỡ quanh vùng bụng, mặc dù tỷ lệ cơ thể của trẻ rất bình thường.

Nếu thiếu hormone tăng trưởng phát triển ở những giai đoạn sau của cuộc đời, ví dụ như sau chấn thương đầu hoặc do khối u, thì triệu chứng chính sẽ là việc dậy thì muộn. Trong một số trường hợp, việc phát triển về tình dục cũng sẽ bị trì hoãn.

Rất nhiều trẻ vị thành niên bị thiếu hormone tăng trưởng sẽ cảm thấy tự ti về bản thân mình do tình trạng phát triển kém, ví dụ như thấp bé hơn hay trưởng thành muộn hơn. Cụ thể, các bé gái có thể sẽ không phát triển ngực hoặc các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi, và việc này khiến chúng trở nên khác biệt với bạn bè cùng tuổi.

Một triệu chứng khá của việc hormone tăng trưởng là giảm độ vững chắc của xương. Tình trạng này có thể dẫn đến việc dễ gãy xương hơn, đặc biệt là ở người cao tuổi. Những người có lượng hormone tăng trưởng thấp có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và có khả năng chịu đựng kém. Họ cũng sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Một loại các triệu chứng khác về tâm lý cũng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Trầm cảm
  • Thiếu tập trung
  • Trí nhớ kém
  • Lo âu hoặc thay đổi cảm xúc

Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ có tỷ lệ mỡ cơ thể lớn và mỡ máu cao. Nguyên nhân không phải là do dinh dưỡng kém mà là do những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể vì lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể quá thấp. Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.

Chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng như thế nào?

Bác sỹ sẽ khám để tìm ra các dấu hiệu thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nếu trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao như tiêu chuẩn. Bác sỹ cũng sẽ hỏi về mức độ phát triển của bạn khi ở tuổi dậy thì và mức độ phát triển của anh/chị/em của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, rất nhiều xét nghiệm sẽ được tiến hành để đưa ra chẩn đoán xác định.

Xét nghiệm máu có thể đo lường lượng hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể. 

Sụn tiếp hợp là những mô phát triển ở phần cuối xương cánh tay và cẳng chân. Sụn tiếp hợp sẽ hợp nhất với nhau khi bạn kết thúc quá trình phát triển. Chụp X quang cánh tay của trẻ có thể chỉ ra mức độ phát triển của xương.

Xét nghiệm chức năng thận và chức năng tuyến giáp cũng có thể xác định được việc cơ thể sản xuất và sử dụng các hormone như thế nào.

Nếu bác sỹ nghi ngờ có khối u hoặc tổn thương tuyến yên, chụp cộng hưởng từ sẽ cung cấp cho bác sỹ thông tin chi tiết bên trong não bộ. Hormone tăng trưởng thường sẽ được kiểm tra ở người trường thành có tiền sử rối loạn tuyến yên, bị chấn thương não hoặc phẫu thuật não. Việc kiểm tra này sẽ xác định được các vấn đề xảy ra với tuyến yên là do bẩm sinh hay do chấn thương, hoặc khối u.

Điều trị thiếu hormone tăng trưởng

Từ giữa những năm 1980, hormone tăng trưởng tổng hợp đã được sử dụng trong việc điều trị. Trước đó, các bác sỹ sử dụng các hormone tăng trưởng tự nhiên từ các tử thi để điều trị tình trạng này.

Hormone tăng trưởng có thể được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm, thường là tiêm vào các mô mỡ của cơ thể, ví dụ như ở sau cánh tay, sau đùi hoặc mông. Hiệu quả điều trị cao nhất khi được điều trị bằng biện pháp này hàng ngày.

Các tác dụng phụ của việc tiêm hormone tăng trưởng rất nhỏ, nhưng có thể bao gồm:

  • Đỏ tại vùng tiêm
  • Đau đầu
  • Đau hông
  • Cong vẹo cột sống

Trong những trường hợp hiếm gặp, tiêm hormone tăng trưởng thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường hoặc 1 số các vấn đề sức khoẻ khác...

Điều trị lâu dài

Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng bẩm sinh có thể được điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến tuổi dậy thì. Thông thường, trẻ có quá ít hormone tăng trưởng khi còn nhỏ sẽ bắt đầu sản xuất ra đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết một cách tự nhiên khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ vẫn cần phải được điều trị suốt đời. Bác sỹ có thể sẽ giúp bạn xác định xem có cần tiếp tục tiêm hormone tăng trưởng nữa không bằng việc kiểm soát lượng hormone có trong máu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên hệ giữa dinh dưỡng, vận động và phát triển chiều cao

PGS.Ts.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Xem thêm