Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những vật dụng sơ cứu cơ bản cần có tại nhà

Việc có sẵn một hộp cứu thương sơ cứu cơ bản tại nhà là rất quan trọng để đối phó với những tình huống khẩn cấp.

Bộ sơ cứu là vật dụng cần thiết trong mọi ngôi nhà. Nó giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho những trường hợp khẩn cấp tại nhà như đứt tay, vết xước và các vết thương khác. Hộp sơ cứu cũng hữu ích để vượt qua các thảm họa như lũ lụt,... Cho dù bạn mua hay tự chuẩn bị cho gia đình mình, dưới đây là những vật dụng bạn nên giữ trong bộ sơ cứu tại nhà.

1. Băng cá nhân

Các vết cắt, vết trầy xước và vết bỏng là một trong những vết thương phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải trong nhà. Để giải quyết những vết thương này, bạn nên dự trữ đầy đủ bộ dụng cụ sơ cứu bao gồm:

  • Băng dán ergo với nhiều kích cỡ khác nhau
  • Miếng gạc
  • Băng keo
  • Khăn chống nhiễm trùng
  • Oxy già
  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Kem hydrocortisone
  • Găng tay cao su

2. Bông, gạc, thuốc sát trùng

Sử dụng bông và gạc để bảo vệ vết thương và ngăn ngừa chảy máu. Các loại thuốc sát trùng như nước iodine hoặc nước hydrogen peroxide (oxy già) để làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

3. Kẹp nhiệt độ (nhiệt kế)

Mặc dù nhiệt độ cơ thể “bình thường” của một người có thể thay đổi một chút trong ngày, nhưng nhiệt độ tăng cao đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Giữ nhiệt kế ở nơi dễ lấy có thể giúp bạn kiểm tra thân nhiệt của bản thân hoặc thành viên khác trong gia đình xem có bị sốt hay không và xác định những bước bạn có thể cần thực hiện tiếp theo.

4. Thuốc không kê đơn

Cho dù bạn đang phải đối mặt với cơn đau đầu, đau cơ, ngứa, viêm nhiễm hay đau bụng, các loại thuốc không kê đơn thường có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Chuẩn bị sẵn các loại thuốc không kê đơn sau trong tủ thuốc của gia đình bạn:

  • Ibuprofen
  • Acetaminophen
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc ngậm trị viêm họng
  • Thuốc cảm lạnh
  • Thuốc nhuận tràng
  • Loperamid

5. Thuốc theo đơn

Nếu bạn dùng thuốc theo đơn, nên có ít nhất đủ thuốc dùng cho một tuần trong hộp sơ cứu. Dự trữ một lượng nhỏ thuốc thường dùng của bạn có thể có ích trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như lũ lụt hoặc một thảm họa khác.

6. Chườm nóng và chườm lạnh

Ngay cả khi ở nhà, bạn có thể va đầu, trượt chân, vấp ngã và trượt ngã. Những vết thương này có thể gây đau. Nếu bạn không có túi đá trong tủ đông (hoặc mất điện và bạn không thể sử dụng lò vi sóng), túi chườm nóng và lạnh tức thì có thể hữu ích.

7. Nhíp

Việc một mảnh vỡ thủy tinh dính vào da không bao giờ là điều dễ chịu. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu để quá lâu. ‌Nhíp có thể giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn cứng đầu. Giữ nhíp trong bộ dụng cụ khẩn cấp giúp bạn có thể lấy chúng nhanh chóng thay vì cố gắng lục tung khắp nhà để tìm nhíp.

8. Liên hệ khẩn cấp

Cuối cùng, việc có một danh sách những người liên hệ khẩn cấp trong hộp sơ cứu của bạn không bao giờ là một ý tưởng tồi. Mặc dù bạn có thể lưu số điện thoại trên điện thoại di động của mình, nhưng bạn có thể không có số của cứa hỏa hoặc cảnh sát địa phương. Bạn cũng nên có số điện thoại của bác sĩ, bác sĩ nhi khoa và cơ quan kiểm soát chất độc. Bằng cách đó, trong trường hợp khẩn cấp bất ngờ, bạn có thể liên lạc với người cần thiết nhanh nhất.

Hãy nhớ kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng vật dụng sơ cứu của bạn đang được giữ trong tình trạng tốt và làm mới khi cần thiết.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
Xem thêm