Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực hiện sơ cứu vết bỏng

Bỏng là tổn thương mô do tiếp xúc với: ngọn lửa, nước nóng, hóa chất ăn mòn, điện, bức xạ (bao gồm cả cháy nắng). Bước đầu tiên trong điều trị bỏng là xác định xem vết bỏng là nhẹ hay nặng để tiến hành sơ cứu và điều trị.

Vết bỏng nặng

Đặc điểm nhận dạng của vết bỏng nặng:

  • Bỏng sâu
  • Da bị khô, sần sùi
  • Đường kính lớn hơn 8cm hoặc bỏng vùng mặt, bàn tay, bàn chân, mông, vùng bẹn hoặc khớp
  • Có những vùng da bị cháy đen, xém nâu hoặc trắng.

Vết bỏng nhẹ

Đặc điểm nhận dạng của vết bỏng nhẹ:

  • Đường kính dưới 8cm
  • Bề mặt da đỏ (như cháy nắng)
  • Da bị phồng rộp
  • Đau.

Sơ cứu vết bỏng nặng

Các bước sơ cứu:

  1. Hãy chắc chắn rằng bạn và người bị bỏng được an toàn, không ở khu vực nguy hiểm. Di chuyển người bệnh tránh xa tác nhân gây bỏng. Nếu đó là bỏng điện, hãy tắt nguồn điện trước khi chạm vào người bệnh.
  2. Kiểm tra xem người bệnh có thở không. Nếu cần, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo nếu bạn đã được đào tạo.
  3. Loại bỏ bớt các vật dụng ra khỏi cơ thể của người bệnh, chẳng hạn như thắt lưng và đồ trang sức ở trong hoặc gần vết bỏng. Các vết bỏng thường sưng lên nhanh chóng.
  4. Che khu vực bị bỏng. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc băng được làm ẩm bằng nước mát, sạch.
  5. Nếu bàn tay và bàn chân bị bỏng, hãy tách các ngón tay và ngón chân bằng băng thun khô và vô trùng.
  6. Loại bỏ quần áo khỏi các vết bỏng, nhưng đừng cố gắng loại bỏ quần áo đã bị dính vào da.
  7. Tránh ngâm người hoặc các bộ phận cơ thể bị bỏng trong nước. Vì hạ thân nhiệt (mất nhiệt cơ thể nghiêm trọng) có thể xảy ra nếu bạn ngâm vết bỏng lớn, nghiêm trọng trong nước.
  8. Nâng cao vết bỏng. Nếu có thể, hãy nâng vết bỏng cao hơn tim của người bệnh.
  9. Theo dõi để phát hiện tình trạng sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm thở nông, da nhợt và ngất.

Những điều không nên làm:

  • Không làm nhiễm trùng vết bỏng
  • Không sử dụng bất kỳ biện pháp y tế hoặc biện pháp tại nhà như bôi thuốc mỡ, bơ, chườm đá, dùng thuốc xịt hoặc thoa kem
  • Không cho người bệnh ăn bất cứ thứ gì
  • Không đặt gối dưới đầu người bệnh nếu bạn nghĩ rằng họ bị bỏng đường thở.

Sơ cứu vết bỏng nhẹ

  1. Làm nguội vết bỏng. Giữ vết bỏng dưới vòi nước mát, chảy cho đến khi cơn đau giảm bớt.
  2. Loại bỏ các vật dụng, chẳng hạn như nhẫn ra khỏi vết bỏng. Tháo bỏ nhẹ nhàng, nhưng nhanh chóng trước khi vết bỏng bị sưng.
  3. Tránh làm vỡ mụn nước. Mụn nước chứa đầy chất lỏng bảo vệ tránh nhiễm trùng. Nếu mụn nước bị vỡ, hãy làm sạch và nhẹ nhàng bôi thuốc mỡ kháng sinh.
  4. Sử dụng một loại dưỡng ẩm, chẳng hạn như nha đam. Sau khi khu vực bị bỏng đã được làm mát, thoa kem dưỡng da để giảm đau và giữ cho khu vực không bị khô.
  5. Băng bó lỏng vết bỏng. Sử dụng gạc vô trùng. Tránh bông mịn có thể bị rụng và dính vào vết bỏng. Cũng tránh gây quá nhiều áp lực lên vùng da bị bỏng.
  6. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết. Xem xét sử dụng acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve).
Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm