Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu vết bỏng

Bạn có thể bị bỏng bởi nhiệt độ, lửa, tia phóng xạ, ánh sáng mặt trời, điện, chất hóa học, nóng hoặc nước sôi.

Sơ cứu vết bỏng

Bỏng được thành 3 mức độ:

  • Bỏng độ 1: vết bỏng gây đỏ và đau, hơi sưng lên một chút, khi bạn ấn lên da nó sẽ quay lại màu trắng. Da trên vết bỏng này có thể bị bong ra sau 1 hoặc 2 ngày.
  • Bỏng độ 2: vết bỏng lan sâu hơn, rất đau và thường tạo thành vết bỏng rộp trên da. Vùng da này rất đỏ hoặc nổi lấm tấm đỏ, và có thể sưng rất to.
  • Bỏng độ 3: gây nên nguy hiểm cho mọi lớp da. Vùng da bỏng nhìn trắng hoặc cháy thành than. Vết bỏng này có thể gây nên đau ít hoặc không đau bởi vì dây thần kinh và mô trong da đã bị tổn thương

Thời gian vết bỏng được chữa lành

  • Bỏng độ 1: thường chữa lành trong 3 đến 6 ngày.
  • Bỏng độ 2: thường chữa lành trong 2 đến 3 tuần.
  • Bỏng độ 3: thường chữa lành với thời gian rất lâu.

Điều trị vết bỏng như thế nào?

Hãy đi đến bệnh viện ngay,  nếu:

  • Bỏng độ 1 và độ 2 ở vùng da có đường kính lớn hơn 5 đến 7 cm.
  • Vết bỏng ở trên mặt, ở các khớp chính (như ở đầu gối hoặc vai), trên bàn tay, bàn chân hoặc cơ quan sinh dục.
  • Vết bỏng là bỏng độ 3 yêu cầu sự can thiệp y tế ngay lập tức.

Bỏng độ 1

Ngâm vết bỏng vào nước lạnh trong vòng ít nhất 5 phút. Nước lạnh sẽ giúp giảm sưng tấy bằng cách truyền nhiệt từ vùng da bỏng ra bên ngoài.

Điều trị vết bỏng với những sản phẩm chăm sóc da có thể bảo vệ và chữa lành da, như kem lô hội hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Bạn có thể quấn lỏng một băng gạc khô xung quanh vết bỏng. Nó sẽ bảo vệ diện tích da bị bỏng và không để tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Sử dụng một loại thuốc giảm đau, như acetaminophen (tên một nhãn hàng khác: Tylenol), ibuprofen (tên nhãn hàng khác: Advil, Motrin) hoặc naproxen (tên nhãn hàng khác: Aleve), sẽ giúp cơn đau của bạn thuyên giảm. Ibuprofen và naproxen cũng sẽ giúp làm giảm sưng tấy.

Bỏng độ 2

Ngâm vết bỏng vào nước lạnh trong vòng 15 phút. Nếu vết bỏng có diện tích nhỏ bạn hãy chườm lạnh, làm sạch vết bỏng vài phút mỗi ngày. Sau đó bạn nên bôi kem kháng sinh hoặc các loại kem khác hoặc thuốc mỡ theo đơn thuốc của bác sĩ. Che phủ vết bỏng với miếng vải khô giữ tại chỗ với băng hoặc gạc. Hãy đến khám bác sĩ để chắc chắn rằng bạn không bị uốn ván.

Thay miếng vải che hàng ngày. Đầu tiên, rửa sạch tay của bạn với xà phòng và nước. Sau đó cẩn thận rửa vết bỏng và bôi một lượng vừa đủ thuốc mỡ kháng sinh lên đó. Nếu vùng da bị bỏng nhỏ, miếng vải che có thể không cần thiết trong suốt cả ngày. Kiểm tra vết bỏng hàng ngày tránh khỏi các dấu hiệu của nhiễm trùng, như đau hơn, đỏ, sưng tấy hoặc mủ. Nếu bạn nhìn thấy bất kì triệu chứng nào của nhiễm trùng như trên, hãy tới gặp bác sĩ ngay. Để không bị nhiễm trùng, hãy tránh làm vỡ bọng nước của vết bỏng.

Khi da bị bỏng bắt đầu lành trở lại, nó sẽ ngứa. Giữ móng tay của bạn ngắn và không làm xước vùng da bỏng. Vùng da bỏng sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong thời gian lên tới 1 năm, nên bạn nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài.

Bỏng độ 3

Khi bị bỏng độ 3, bạn nên đi tới bệnh viện ngay. Không cởi bất kì quần áo nào vì nó có thể bị mắc ở vết thương. Không ngâm vết bỏng trong nước hoặc bôi bất kì thuốc mỡ nào. Nếu có thể, nâng cao khu vực bị bỏng lên cao hơn tim. Bạn có thể che phủ vết bỏng với băng vô trùng ướt và lạnh hoặc quần áo sạch cho tới khi nhân được sự hỗ trợ của y tế.

Những vật bạn không nên sử dụng khi điều trị bỏng

Không nên bôi bơ hoặc dầu lên trên vết bỏng. Không đặt đá hoặc nước đá trực tiếp lên trên vết bỏng độ 2 hoặc độ 3. Nếu có vết bọng nước trên vùng bỏng, không làm vỡ chúng. Những điều đó có thể gây nguy hiểm nhiều hơn cho da của bạn.

Những điều cần biết về bỏng điện và bỏng hóa học

Người bị bỏng điện (ví dụ như bỏng từ dây điện) nên đi tới bệnh viện ngay lập tức. Bỏng điện thường gây nên chấn thương nghiêm trọng cho các bộ phận bên trong cơ thể. Những chấn thương đó có thể không biểu hiện trên da của bạn.

Vết bỏng hóa học cần rửa sạch với lượng lớn nước mát. Cởi bất kì quần áo hoặc trang sức nào còn dính hóa chất ra khỏi người. Không đặt bất kì vật gì lên vùng da bỏng, như thuốc mỡ kháng sinh. Nó có thể bắt đầu một phản ứng hóa học làm tổn thương tại vết bỏng nặng nề hơn. Bạn có thể bọc vết bỏng với gạc vô trùng khô hoặc quần áo sạch. Nếu bạn không biết làm gì, hãy gọi 115 hoặc trung tâm kiểm soát chất độc tại địa phương bạn hoặc gặp bác sĩ ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng tránh tai nạn bỏng trẻ em: các quy tắc an toàn tại gia đình

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm