Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những gia vị nên bổ sung vào chế độ ăn

Bên cạnh các loại thảo mộc, các loại gia vị tự nhiên cũng có khả năng cải thiện sức khỏe của bạn

Những gia vị nên bổ sung vào chế độ ăn

Trong hàng ngàn năm, các loại gia vị đã được sử dụng như những phương thuốc chữa bệnh bên cạnh cách loại thảo mộc cũng như thảo dược. Do đó, thêm gia vị vào trong khẩu phần ăn của bạn có nhiều tác dụng hơn chỉ là làm cho món ăn ngon miệng hơn.

Bột ớt Cayenne

Capsaicin, chất được tìm thấy trong ớt Cayenne và các cây họ ớt tương tự, là thành phần có trong nhiều loại thuốc, thuốc mỡ và miếng dán cho viêm khớp và đau cơ. Hoạt chất này cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng về thần kinh liên quan đến tiểu đường. Ớt Cayenne được cho là hoạt động như một chất chống viêm và chống oxy hoá.

Rắc một ít bột ớt Cayenne vào phần ăn là một phương pháp chữa cảm lạnh truyền thống, vì Cayenne làm co lại các mạch máu trong mũi và cổ họng của bạn và có tác dụng làm giảm tắc nghẽn. Đồng thời, giúp tăng cường trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình thiêu đốt calories của bạn.

Các nghiên cứu cho thấy ớt Cayenne cũng có một số đặc tính chống ung thư, và các nhà nghiên cứu đang khám phá tiềm năng này.

Cuối cùng, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị tiểu đường có chế độ ăn có chứa một ít ớt sẽ cần ít insulin sau bữa ăn để giảm lượng đường trong máu của họ, cho thấy gia vị này có thể có hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường.

Tỏi

Khi bạn đập dập một tép tỏi, mùi nồng của tỏi đến từ allicin và các hợp chất sulfur – nguồn gốc của hầu hết ích lợi của các loại thảo mộc. Khi ăn hàng ngày, tỏi có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 76%: làm giảm mức cholesterol từ 5 đến 10%, ngăn chặn các cục máu nguy hiểm và hoạt động như một chất chống oxy hoá.

Các hợp chất sulfur của tỏi giúp ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Các hợp chất này có tác dụng tẩy rửa chất gây ung thư trước khi chúng có thể làm hỏng DNA của tế bào. Bên cạnh đó, các hợp chất sulfur cũng có thể ép các tế bào ung thư phát triển thành tự hủy.

Kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, tỏi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm men, nhiễm trùng xoang, và cảm lạnh thông thường. Cuối cùng, tỏi thậm chí có thể đẩy lùi bọ ve.

Gừng

Gừng đã đóng một vai trò quan trọng trong nền y học Châu Á và Ấn Độ từ nhiều thế kỷ nay, chủ yếu là trong việc hỗ trợ tiêu hóa.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu nghiên cứu về khả năng chống viêm của gừng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gừng (và nghệ) giúp giảm đau và sưng ở người bị viêm khớp. Nó cũng có thể chống lại chứng đau nửa đầu bằng cách ngăn chặn các chất gây viêm gọi là prostaglandin. Và bởi vì gừng có tác dụng chống viêm, nó cũng có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư.

Gừng cũng hỗ trợ tiêu hóa, làm tăng dịch tiêu hóa và axit trung hòa cũng như làm giảm các cơn co thắt ruột. Nó đã được chứng minh khá hiệu quả trong việc chống lại cơn buồn nôn mà không gây buồn ngủ như một số loại thuốc chống nôn.

Mù tạt

Mù tạt được làm từ hạt cây họ cải có khả năng chống ung thư mạnh mẽ vì chứa các hợp chất mà các nghiên cứu gợi ý là có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Mù tạt cũng mang lại nhiều máu hơn cho ngón tay của những người mắc chứng Raynaud - một vấn đề về tuần hoàn gây ra hiện tượng lạnh ngón tay.

Mù tạt cũng được cho là kích thích sự thèm ăn bằng cách tăng tiết nước bọt và dịch tiêu hóa. Đừng ăn quá nhiều mù tạt và bạn nên lưu ý, uống thuốc trước khi ăn đồ ăn có mù tạt sẽ giúp nhuận tràng, còn uống thuốc sau khi ăn có thể gây nôn.

Nghệ

Nghệ được sử dụng trong y học Ấn Độ, Trung Hoa, Châu Á để kích thích sự thèm ăn cũng như hỗ trợ tiêu hóa.

Các chuyên gia cho biết, chất curcumin giúp cho nghệ có màu vàng là một chất chống ung thư hàng đầu. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy nghệ giúp ngăn chặn sự phát triển và sự lan rộng của các tế bào ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể bảo vệ chống ung thư ruột già cũng như u ác tính, dạng ung thư da nguy hiểm nhất.

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu sự kết hợp giữa curcumin và phenethyl isothiocyanate (hợp chất chống ung thư trong rau cải) để điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 loại thảo mộc và gia vị tốt cho sức khỏe

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm