Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn có thể do nhiễm khuẩn lây qua đường tinh dục hoặc không rõ nguyện nhân. Bệnh này có thể nguy hiểm nếu không chữa kịp thời.

Viêm mào tinh hoàn?

Mào tình hoàn là một ống nằm đằng sau tinh hoàn, có chức năng lưu chứa tình trùng. Khi ống này sưng lên do viêm, nó có thể gây đau và sưng tinh hoàn. 

Triệu chứng

Viêm mào tinh hoàn khởi phát với chỉ một vài triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên khi nó không được điều trị, các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn. Các triệu chứng là:

  • Sốt nhẹ
  • Ớn lạnh
  • Đau vùng chậu
  • Áp lực ở tinh hoàn
  • Đau và nhức tinh hoàn
  • Đỏ và nóng vùng bìu
  • Hạch lympho to ở bẹn
  • Đau khi giao hợp và xuất tinh
  • Đau khi đi tiểu và đại tiện
  • Mót tiểu và đi tiểu thường xuyên
  • Xuất dịch bất thường
  • Máu ở tinh dịch

Yếu tố nguy cơ

 

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mào tinh hoàn là bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQDTD), đặc biệt là lậu và chlamydia. Tuy nhiên, viêm mào tinh hoàn cũng có thể do nhiễm bệnh không qua đường tình dục, ví dụ nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến. Những người có nguy cơ cao:

  • Không cắt bao quy đầu
  • Tình dục không an toàn
  • Có vấn đề về cấu trúc ở niệu đạo
  • Bị lao
  • Tiền liệt tuyến to do tắc ở bàng quang
  • Phẫu thuật niệu đạo gần đây
  • Chấn thương vùng bẹn gần đây
  • Sử dụng ống sonde tiểu
  • Sử dụng thuốc tim gọi là amiodarone

BLTQDTD  là nguyên nhân phổ biến của viêm mào tinh hoàn, trong đó lậu và  chlamydia là 2 bệnh phổ biến nhất. Những bệnh này gây nhiễm khuẩn niệu đạo. Đôi khi tình trạng nhiễm khuẩn sẽ lan xuống ống dẫn tinh tới mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn gây ra nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn không do tình dục, chẳng hạn những người nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc lao, có thể lan từ niệu đạo đến phần khác của cơ thể để gây bệnh hoặc gây viêm mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em

Trẻ em có thể bị viêm mào tinh hoàn như người lớn, mặc dù viêm ở trẻ có nhiều khả năng do những nguyên nhân khác. Nguyên nhân phổ biến ở trẻ em:

  • Chấn thương trực tiếp
  • Nhiễm khuẩn niệu đạo lan từ niệu đạo đến mào tinh
  • Trào nước tiểu vào mào tinh
  • Xoắn mào tinh

Triệu chứng viêm mào tinh hoàn ở trẻ em bao gồm:

  • Ra dịch niệu đạo
  • Khó chịu ở vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Đỏ và đau bìu
  • Sốt

Điều trị viêm mào tinh hoàn trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đối với một số tác nhân, tình trạng bệnh có thể tự khỏi, bằng việc nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau như ibuprofen. Đối với nhiễm khuẩn, chẳng hạn nhiễm khuẩn niệu đạo, thuốc kháng sinh có thể kê đơn. Trẻ em cũng sẽ được khuyên tránh nhịn tiểu khi cần đi tiểu, và uống nhiều nước hơn

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hoàn thành khám thể lực đầu tiên. Họ sẽ tìm triệu chứng sưng tinh hoàn, sưng hạch lympho ở bẹn và ra dịch bất thường. Nếu có ra dịch, bác sĩ sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu phẩm xét nghiệm BLTQDTD.

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật sau:

  • Khám trực tràng, cho thấy tiền liệt tuyến to có  thể gây ra các triệu chứng.
  • Xét nghiệm máu, chẳng hạn xét nghiệm công thức máu dể xem cơ thể bạn có bị nhiễm vi khuẩn hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu để xem bạn có bị nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc BLTQDTD hay không.

Chụp chiếu có thể được ứng dụng  để tìm hiểu về bệnh. Xét nghiệm này cho ra hình ảnh chi tiết , bác sĩ có thể nhìn thấy cấu trúc trong cơ thể rất rõ.

Điều trị

Điều trị viêm mào tinh hoàn bao gồm điều trị nhiễm khuẩn và giảm triệu chứng. Các phương pháp điều trị phổ biến

  • Kháng sinh, được sử dụng từ 4 đến 6 tuần cho người viêm mào tinh hoàn mãn tính, và có thể bao gồm doxycycline và ciprofloxacin.  
  • Thuốc giảm đau, có thể mua không theo kê đơn (ibuprofen) và cần kê đơn (codein hoăc morphin). 
  • Thuốc chống viêm như pirxicam (Feldene) hoặc ketorolac (Toradol)
  • Nghỉ ngơi hợp lý                                                                               

Các phương pháp điều trị bổ sung có thể bao gồm:

  • Nâng bìu, tối thiểu 2 ngày nếu được
  • Đặt túi chườm lạnh vào bìu
  • Mặc tấm chắn thể thao để bảo vệ bộ phận sinh dục
  • Tránh nâng vật nặng

Nếu bị BLQDTD, bạn nên kiêng giao hợp cho đến khi hoàn thành phác đồ kháng sinh và khỏi bệnh hoàn toàn. 

Những phương pháp này thường thành công. Đôi khi nó có thể mất vài tuần để đau và khó chịu biến mất. Phần lớn trường hợp viêm mào tinh hoàn khỏi hoàn toàn sau 3 tháng. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều thủ thuật can thiệp ở một vài trường hợp.

Nếu áp xe hình thành ở tinh hoàn, bác sĩ có thể hút dịch bằng kim loại hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật là một lựa chọn khác nếu các phương pháp điều trị kia không thành công. Nó bao gồm loại bỏ tất cả hoặc phần bị viêm. Phẫu thuật đôi khi cần thiết để sửa chữa bất kì tổn hại thể lực nào gây ra viêm mào tinh hoàn.

Sau điều trị

Phần lớn trường hợp viêm mào tinh hoàn cấp tính được chữa thành công sử dụng kháng sinh. Sau đó, sinh hoạt tình dục trong thời gian dài và hệ sinh dục sẽ không có vấn đề. Nhưng nhiễm khuẩn có thể quay lại vào tương lai. Nó cũng có thể gây ra biến chứng, nhưng hiếm có trường hợp..

Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm

  • Viêm mào tinh hoàn mãn tính
  • Teo tinh hoàn
  • Lỗ rò hoặc lỗ bất thường ở biu
  • Vô sinh
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm