Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về ho khan ở trẻ

Không phải cơn ho nào cũng kèm theo đờm và chất nhầy ở họng. Ho khan là phản ứng của cơ thể để làm dịu đi cảm giác ngứa kích thích trong cổ họng. Nguyên nhân gây ra ho khan là do sự kích ứng ở đường hô hấp trên do dị ứng, trào ngược dịch dạ dày, hen suyễn hoặc các yếu tố khác. Ho khan có thể thuyên giảm khi điều trị tại nhà nhưng đôi khi tình trạng ho khan cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân ho khan, cách khắc phục và khi nào thì bạn cần đi khám bác sĩ.

Ho khan là gì?

Bạn băn khoăn không biết làm thế nào để biết con mình bị ho khan? Dưới đây là các triệu chứng ho khan:

  • Ho thường không tiết ra đờm và chất nhầy
  • Có thể ho liên tục, thành tiếng
  • Cảm giác ngứa, khó chịu trong cổ họng
  • Triệu chứng ho có thể kéo dài vài tuần sau khi khỏi bệnh

Nguyên nhân ho khan

Ho khan ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược, axit trong dạ dày giải phóng vào thực quản, gây ra tình trạng ho khan do kích thích. Tình trạng trào ngược kéo dài được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), có thể gây ho khan dai dẳng ở trẻ. Các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm ợ chua, đau họng, khó nuốt, trào ngược thức ăn vào cổ họng, đau dạ dày, nghẹt thở, hơi thở hôi và đau tức ngực.

Dị ứng

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn coi một chất lạ (như phấn hoa hoặc lông vật nuôi) là một mối đe dọa. Cơ thể của bạn phản ứng bằng cách tạo ra nhiều chất nhầy hơn, chất nhầy này có thể chảy xuống cổ họng gây chảy dịch mũi sau và gây ho. Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm ngứa đỏ mắt, hắt hơi, ù tai, tăng áp lực trong các xoang.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh mãn tính khiến đường thở của trẻ sưng lên khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (bụi, phấn hoa, bệnh tật, v.v.) Điều này có thể dẫn đến viêm phổi và các triệu chứng như ho khan, khó thở, thở khò khè và đau tức ngực.

COVID-19

Người nhiễm COVID-19 có một loạt các triệu chứng, nhưng ho khan là triệu chứng tương đối phổ biến. Nếu trẻ bị ho khan kèm theo sốt và khó thở, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nhất là trong trường hợp trẻ có tiền sử nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Các triệu chứng COVID-19 khác có thể kể đến như đau nhức cơ thể, mất khứu giác hoặc vị giác, chảy nước mũi, đau họng và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Viêm thanh khí phế quản

Đây là một bệnh nhiễm trùng do virus làm viêm dây thanh quản và thanh quản. Bệnh này thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi — thường vào cuối mùa đông. Một dấu hiệu nhận biết là trẻ ho khan, ho nhiều, nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ra khi mắc bệnh trẻ thường thở mạnh hoặc khàn giọng.

Chất gây kích ứng trong môi trường

Một số trẻ cực kỳ nhạy cảm với các chất kích ứng trong môi trường, chẳng hạn như bụi, khói xe, khói và nấm mốc. Khi tiếp xúc với các tác nhân này có thể gây ra ho khan cho trẻ, đặc biệt là nếu không khí thiếu độ ẩm. Tình trạng này có thể chuyển thành ho khan mãn tính khi tiếp xúc lâu với chất kích thích.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (Cảm lạnh hoặc Cúm)

Cúm và cảm lạnh thông thường đều có nhiều triệu chứng, trong đó có ho khan. Sau khi khỏi bệnh tình trạng ho khan dai dẳng có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc vài tuần. Các bệnh nhiễm virus khác có thể gây ho khan như viêm phổi và viêm tiểu phế quản.

Ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khá nghiêm trọng. Ho gà thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh, sau đó chuyển thành một cơn ho dai dẳng kèm theo tiếng "khục khục", chán ăn và sốt nhẹ. Hiện nay bệnh ho gà không còn phổ biến vì đã có vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, ho gà có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.

Các nguyên nhân khác gây ho khan ở trẻ em

  • Trẻ hít phải thức ăn hoặc một món đồ chơi nhỏ. Trẻ sẽ thường bị ho khan và thở khò khè khi có tắc nghẽn trong đường thở. Nếu trẻ vẫn có thể thở tốt, hãy thử vỗ nhẹ vào lưng trẻ để tống dị vật ra khỏi đường thở, hoặc đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu trẻ có các dấu hiệu như khó thở, da xanh tái cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để loại bỏ dị vật ngay lập tức.
  • Ho do "thói quen" không có nguyên nhân cụ thể
  • Tác dụng phụ do thuốc, như thuốc ức chế men chuyển

Khi nào trẻ cần đến gặp bác sĩ khi bị ho khan?

Trong hầu hết các trường hợp, ho khan ở trẻ nhỏ sẽ tự khỏi. Nhưng trẻ cần đi khám nếu cơn ho kéo dài hơn 2-3 tuần, vì đây có thể là một dấu hiệu của bệnh như hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu trẻ dưới 4 tháng hoặc có bất kỳ triệu chứng nào sau đây bạn cũng nên đưa trẻ đi khám:

  • Ho khan chuyển thành ho khan có máu hoặc chất nhầy màu xanh lá cây
  • Ho khò khè, có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Sốt cao
  • Dấu hiệu mất nước

Điều trị ho khan sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, bác sĩ có thể kê cho những người bị hen suyễn các loại thuốc xịt để giúp giãn nở phế quản, những người bị trào ngược dạ dày thực quản cần thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng histamine trong một số trường hợp nhất định.

Điều trị ho khan cho trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết không có bằng chứng nào cho thấy thuốc ho có hiệu quả đối với trẻ em dưới 6 tuổi và nó có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho những trẻ dưới 4 tuổi. Bạn không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Hãy cân nhắc sử dụng các biện pháp điều trị ho khan tại nhà sau đây.

  • Để điều trị ho khan vào ban đêm, hãy đặt máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ. Độ ẩm giúp đường thở của trẻ được giãn nở để giảm ho khan.
  • Nâng cao giường của trẻ trẻ ngủ tư thế đầu cao hơn, điều này có thể giúp giảm ho khan do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do hội chứng chảy dịch mũi sau.
  • Cho trẻ ăn uống đồ lỏng ấm như trà, nước canh gà, súp. Chất lỏng ấm làm lỏng chất nhầy và tạo cảm giác nhẹ nhàng.
  • Cân nhắc cho trẻ uống thuốc ho hoặc viên ngậm họng (viên ngậm chỉ dành cho trẻ lớn). Những sản phẩm này có chứa các thành phần làm dịu cổ họng như tinh dầu bạc hà và mật ong, có thể dùng để điều trị ho khan.
  • Để giảm kích ứng cổ họng, trẻ lớn có thể tắm bằng vòi hoa sen nước nóng. Trẻ nhỏ hơn có thể ngồi trong phòng tắm xông hơi với cha mẹ trong khoảng 20 phút.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hậu COVID-19 và Hội chứng MIS-C ở trẻ nhỏ

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Parents.com) -
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm