Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi nhịp thở liên tục dừng lại rồi lại bắt đầu và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu bệnh này trong bài viết dưới đây.

Ngưng thở có các loại:

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: là dạng phổ biến nhất xảy ra khi cơ cổ họng thư giãn trong khi ngủ.
  • Ngưng thở khi ngủ trung ương: xảy ra khi não của bạn không gửi tín hiệu thích hợp đến các cơ kiểm soát hơi thở.
  • Ngưng thở hỗn hợp: là sự kết hợp của cả chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và trung ương.

Dưới đây là 6 triệu chứng ngưng thở khi ngủ mà bạn cần chú ý:

Ngáy và tạm dừng thở khi ngủ

Tạm dừng thở trong khi ngủ và ngáy to là hai triệu chứng hàng đầu của chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu người khác nhận thấy bạn có các biểu hiện ngáy to hoặc dừng thở khi ngủ, thì có thể bạn đang bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Với người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thì thường sẽ ngáy to nhất khi nằm ngửa và đỡ hơn khi ngủ nghiêng. Mặc dù không phải ai ngáy cũng là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ nhưng ngáy to và tạm dừng thở là các dấu hiệu bạn cần để ý và báo với bác sĩ.

Thức dậy đột ngột và cảm thấy nghẹt thở hoặc thở hổn hển

Khi bị ngưng thở khi ngủ, các cơ cổ họng thư giãn nhiều hơn mức cần thiết và chặn đường thở của bạn. Khi đường thở của bạn bị tắc nghẽn, hơi thở của bạn sẽ tạm dừng hoặc ngừng hẳn. Và phản ứng tự nhiên của cơ thể là đánh thức bạn đột ngột, dẫn đến cảm giác như bị nghẹn hoặc thở hổn hển.

Cảm thấy rất mệt mỏi

Một dấu hiệu khác của chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi sau một đêm nằm trên giường vì chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn thức dậy liên tục (ngay cả khi bạn không nhớ mình đã bị như vậy) hoặc khiến bạn không thể ngủ sâu như bình thường. Và không ngủ đủ giấc sẽ có những ảnh hưởng ngắn và lâu dài.

Những tác động ngắn hạn của việc giấc ngủ bị gián đoạn:

  • Ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc
  • Các vấn đề về hiệu suất liên quan đến khoảng chú ý, trí nhớ và việc ra quyết định
  • Căng thẳng mạn tính
  • Các rối loạn như trầm cảm, lo lắng.

Những tác động lâu dài của việc giấc ngủ bị gián đoạn:

  • Huyết áp cao
  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường loại 2
  • Ung thư.

Đi tiểu đêm thường xuyên

Việc đi tiểu một đến hai lần một đêm là điều bình thường, nhưng những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể phải đi vệ sinh tới sáu lần trở lên mỗi đêm. Điều này xảy ra do đường thở bị đóng lại, gây ra các phản ứng vật lý như giảm nồng độ oxy, nhịp tim và co thắt mạch máu trong phổi. Về cơ bản, cơ thể bạn chuyển sang trạng thái hoảng loạn và giải phóng quá nhiều chất lỏng, khiến bạn phải đi vệ sinh suốt đêm.

Đau đầu buổi sáng

Đau đầu vào buổi sáng là một trong những triệu chứng của ngưng thở khi ngủ, mặc đù triệu chứng này ít phổ biến hơn nhưng bạn vẫn cần phải chú ý.

Nguyên nhân chính xác gây ra chứng đau đầu buổi sáng liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ vẫn chưa được xác định rõ, nhưng nó có thể liên quan đến việc bạn bị ngừng việc thở nhiều lần khi ngủ.

Mất trí nhớ

Có một mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và mất trí nhớ.

Một nghiên cứu chỉ ra, người lớn tuổi mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ bị suy giảm nhận thức nhẹ sớm hơn trung bình 10 năm so với những người không mắc bệnh này. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các dấu hiệu ngưng thở khi ngủ khác cùng với các vấn đề về trí nhớ, hãy đi khám để được điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mắc phải chứng bệnh này thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá thêm.

Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị ngưng thở khi ngủ hay không bằng cách theo dõi giấc ngủ của bạn, được thực hiện tại nhà hoặc trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ. Quá trình này theo dõi và ghi lại các chức năng của cơ thể như hoạt động của não, chuyển động của mắt, nhịp tim và hoạt động thở.

Trong quá trình theo dõi, số lần bạn ngừng thở hoặc gần như ngừng thở sẽ được đánh giá. Và nếu mỗi giờ có hơn 5 lần tạm dừng hoặc gần như ngừng thở, bạn sẽ được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Có một số phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bao gồm giảm cân và sử dụng các thiết bị hỗ trợ qua miệng, nhưng phổ biến và hiệu quả nhất là liệu pháp thở áp lực dương liên tục (PAP), giúp mở đường hô hấp trên trong khi ngủ.

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm