Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì làm khô ráp đôi môi của bạn?

Làn môi khô ráp, bong tróc, thậm chí nứt nẻ là hiện tượng thường gặp khi thời tiết lạnh, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm và với bất kỳ ai. Đừng lo, bạn có thể tự cải thiện đôi môi của mình.

Bất kỳ ai cũng có thể bị nứt nẻ làn môi. Khi môi quá khô, tình trạng nứt nẻ và bong tróc bắt đầu xảy ra. Dưới đây là các nguyên nhân gây khô, nứt nẻ đôi môi và cách chữa lành đơn giản.

Nguyên nhân gây nứt nẻ đôi môi

Da môi mỏng hơn và nhạy cảm hơn các vùng da còn lại trên cơ thể vì da vùng môi không có tuyến dầu. Điều này khiến đôi môi có nguy cơ bị khô và nứt nẻ cao hơn.

Nếu bạn thắc mắc tại sao gần đây môi mình lại bị khô và bong tróc thì bạn có thể tham khảo một số lý do dưới đây:

1. Thời tiết khắc nghiệt

Nứt nẻ các vùng da trong thời tiết lạnh là biểu hiện thường gặp. Không khí khô, hanh vào mùa đông có thể làm mất đi độ ẩm trên da, trên môi, khiến môi bị khô nhiều hơn. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn tiếp xúc nhiều với gió lạnh mùa đông.

Bên cạnh đó, khi bên ngoài trời lạnh, chúng ta có xu hướng bật máy sưởi trong nhà, khiến cho không khí khô hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến làn da cũng như môi bạn.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng có thể là thủ phạm. Tác hại của ánh nắng mặt trời có thể làm khô môi, dẫn đến nứt nẻ và bong tróc, nhất là khi bạn không chăm chỉ thoa kem chống nắng cho môi.

2. Mất nước

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, tình trạng khô môi nứt nẻ cũng có thể xảy ra nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Một trong những tác động của tình trạng mất nước là làm khô da, bao gồm cả vùng da trên đôi môi của bạn.

Các dấu hiệu  khác của tình trạng mất nước bao gồm:

  • Khát
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Đau đầu
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải
  • Táo bón

3. Dị ứng với một số sản phẩm

Nếu tình trạng môi khô và bong tróc đi kèm với cảm giác bỏng rát môi thì nguyên nhân có thể là do dị ứng. Son môi, son bóng của bạn có thể là thủ phạm, vì thành phần propyl gallate trong son môi có thể gây dị ứng tiếp xúc. Ngay cả những sản phẩm được quảng cáo là “son môi tốt nhất” hay “kem dưỡng ẩm môi tốt nhất” vẫn có thể gây ra tình trạng này. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu sử dụng một loại son môi mới và nhận thấy môi mình khô hơn bình thường, tốt nhất là hãy ngừng sử dụng thỏi son này. 

Dị ứng môi có thể do kem đánh răng hoặc nước súc miệng bạn đang dùng. Một số loại bột/kem đánh răng có chứa thành phần guaiazulene hoặc natri lauryl sulfate (SLS), có thể gây dị ứng khi tiếp xúc hoặc kích ứng da. Mùi cồn và hương bạc hà đậm đặc trong nước súc miệng cũng có thể làm khô môi bạn. Lời khuyên dành cho bạn nên kiểm tra nhãn thành phần, đặc biệt là khi bạn bắt đầu sử dụng loại kem đánh răng mới.

4. Chất gây kích ứng trong thực phẩm

Thuốc nhuộm màu đỏ hoặc hương quế dùng trong kẹo, viên ngậm, kẹo cao su và nước súc miệng cũng có thể gây nứt nẻ môi.

Một thủ phạm phổ biến khác: Nước cam: nước ép từ trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng môi và gây ra phản ứng giống như môi nứt nẻ.

5. Một số vitamin cũng có thể là "thủ phạm"

Đôi khi, sự thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất có thể là nguyên nhân gây khô môi như thiếu kẽm hoặc sắt. Thiếu vitamin A cũng có thể gây ra hiện tượng bong tróc da.

Thậm chí, đôi khi bổ sung quá nhiều vitamin cũng có thể gây nên tình trạng khô môi. Chẳng hạn, quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến bong tróc môi và khô miệng, đặc biệt nếu bạn dùng nhiều hơn 25.000 IU mỗi ngày.

Một số người có thể bị dị ứng với vitamin B12 khi bổ sung loại vitamin này, với biểu hiện dưới dạng các đợt sưng và bong vảy môi tái phát không rõ nguyên nhân, và trở nên trầm trọng hơn khi tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời.

6. Một số bệnh lý

Một vài bệnh có thể gây nên tình trạng môi nứt nẻ nghiêm trọng, bao gồm:

‌Viêm môi Actinic‌: là phản ứng của đôi môi với việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, thường xảy ra ở những người sống ở độ cao hoặc gần xích đạo và làm việc ngoài trời.

‌Nhiễm nấm candida (nấm men):‌ thường biểu hiện dưới dạng đóng vảy và nứt nẻ ở môi và đặc biệt phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

‌Suy giáp:‌ bệnh lý của tuyến giáp khiến cho cơ thể bạn không tạo ra đủ hormone tuyến giáp, hay gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi.

Ngoài ra, theo Mayo Clinic, một số loại thuốc có thể gây khô miệng và môi, bao gồm: thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc giảm đau.

7. Ngáy

Nếu bạn ngáy vào ban đêm, bạn có thể thức dậy với đôi môi nứt nẻ. Thay vì đi qua mũi, luồng hơi thở liên tục qua môi của bạn suốt cả đêm do ngạt mũi, amidan sưng to, viêm họng hoặc ngáy có thể khiến môi bạn bị mất nước nghiêm trọng, khô ráp và nứt nẻ.

8. Căng thẳng

Hầu hết mọi vấn đề sức khỏe đều có thể dẫn đến căng thẳng. Tuy nhiên phản ứng của mỗi người với tình trạng căng thẳng lại khác nhau.

Bạn có biết, phản ứng với căng thẳng bằng thói quen liếm hoặc cắn môi có thể làm khô nứt đôi môi của chính mình. Nước bọt được cấu thành về mặt hóa học để giúp phân hủy và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, khi liếm hoặc căn môi mỗi khi thấy căng thẳng khiến cho đôi môi tiếp xúc trực tiếp và quá nhiều với nước bọt, dẫn đến hậu quả làm mất nước và kích ứng môi.

Nhiều người hoàn toàn không biết đến tác hại của thói quen này. Bạn nên hỏi bạn bè và người thân xem bạn có thói quen liếm hoặc cắn môi mỗi khi lo lắng, bối rối hay không? Nếu có, hãy nhớ đến tác hại đến đôi môi và cố gắng khắc phục nhé. Bạn cũng có thể thử tìm những cách lành mạnh hơn để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc thiền.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Bình luận
Tin mới
Xem thêm