Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Chảy máu cam là tình trạng khá thường gặp ở trẻ em đến tận tuổi thiếu niên. Cha mẹ cần làm gì để xác định nguyên nhân cũng như xử trí đúng cách trong trường hợp này?

Hầu hết trẻ đều bị chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, nhất là ở độ tuổi từ 2-10 tuổi.

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em

Ở trẻ em, phần lớn các trường hợp chảy máu cam xảy ra ở niêm mạc mũi trước do các mạch máu bị vỡ hoặc kích ứng. Chảy máu từ phía sau mũi rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

Tuy không nguy hiểm tới sức khỏe, chảy máu cam lại dễ khiến trẻ hoảng sợ và làm phụ huynh lo lắng. Một số nguyên nhân gây chảy máu mũi thường gặp ở trẻ gồm:

- Do chấn thương: Trẻ hiếu động, chơi đùa với bạn bè chẳng may va chạm vào mũi có thể dẫn đến chảy máu cam.

- Do khô mũi: Không khí khô trong nhà vào mùa Đông, trong phòng điều hòa có thể làm khô niêm mạc trong mũi, gây chảy máu cam.

- Thói quen ngoáy mũi: Trẻ em có thói quen này rất dễ làm tổn thương mạch máu trong mũi.

- Cảm lạnh: Bệnh cảm lạnh thông thường khiến trẻ nghẹt mũi, kết hợp với việc xì mũi thường xuyên có thể làm mũi kích ứng tới mức chảy máu.

-  Dị ứng: Tương tự bệnh cảm lạnh, trẻ bị dị ứng, mũi bị viêm cũng dễ chảy máu cam.

- Do lạm dụng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt thông mũi dùng khi trẻ bị ốm, dị ứng có thể làm mũi chảy máu cam.

- Vách ngăn mũi bị vẹo

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi.

- Trẻ mắc một số bệnh liên quan đến huyết học như xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu.

Xử trí thế nào khi trẻ bị chảy máu cam?

Cha mẹ hướng dẫn trẻ dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp phía trước mũi (ngay phía trên lỗ mũi và bên dưới phần gốc xương cứng) và giữ trong 10 phút

Cha mẹ hướng dẫn trẻ dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp phía trước mũi (ngay phía trên lỗ mũi và bên dưới phần gốc xương cứng) và giữ trong 10 phút.

Phần lớn chảy máu cam không nghiêm trọng, chỉ kéo dài vài phút và có thể xử trí tại nhà. Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh trấn an trẻ và thực hiện các biện pháp cầm máu mũi:

- Đặt trẻ ngồi lên ghế hoặc vào lòng cha mẹ, cho trẻ nghiêng người về phía trước.

- Dùng khăn giấy, khăn vải sạch bóp hai bên cánh mũi của trẻ (không bóp xương sống mũi) khoảng 10 phút. Tránh bỏ giấy ra để kiểm tra mũi, cha mẹ nên kiên nhẫn bóp nhẹ mũi.

- Tuyệt đối không để trẻ ngửa đầu ra sau, nếu không máu sẽ chảy xuống họng.

- Khi máu đã ngừng chảy, giúp con lau sạch mặt nhưng lưu ý không xì mũi.

- Nhắc nhở trẻ không ngoáy mũi, xì mũi vào lúc này. Sau khi sơ cứu thì cho con nghỉ ngơi.

Phần lớn các trường hợp chảy máu cam ở trẻ sẽ ngừng chảy máu sau 10 phút. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất hoặc trao đổi ngay với bác sĩ nếu: Trẻ chảy máu do tai nạn hoặc chơi thể thao hơn 10 phút không dừng; Trẻ đút vật nhọn sắc vào mũi; Trẻ chảy máu nhanh và mất máu nhiều; Chảy máu cam thường xuyên, đi kèm chóng mặt, mệt mỏi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chảy máu cam ở trẻ em và cách xử trí.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm