Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu cực nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong do đột quỵ

ại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong, những người may mắn qua khỏi nhưng phải chịu đựng di chứng nặng nề. Đáng báo động hơn nữa, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí xuất hiện cả ở độ tuổi 20.

Những dấu hiệu cực nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong do đột quỵ

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong, những người may mắn qua khỏi nhưng phải chịu đựng di chứng nặng nề. Đáng báo động hơn nữa, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí xuất hiện cả ở độ tuổi 20.

Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính. Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện hiện tượng vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch khiến dòng máu lên nuôi não bị ngưng trệ, không tuần hoàn.

Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào trong não sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động. Điều này có thể khiến cho người bệnh đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong.

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

  • Cảm giác tê liệt ở cánh tay, mặt và chân, một bên cơ thể, cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực,

  • Mặt có dấu hiệu bị méo, không cân xứng, miệng bị lệch. tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

  • Môi lưỡi tê cứng, người bệnh bị khó nói, nói ngọng, lắp bắp. Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.

  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

  • Gặp vấn đề về thị lực, tầm nhìn bị khó và mờ

  • Đau đầu đột ngột và dữ dội, gây mất thăng bằng, thậm chí chóng mặt, buồn nôn.

Nếu như không được cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ:

  • Tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời, mức độ phụ thuộc vào khoảng thời gian mà não bị thiếu máu cục bộ và các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng do tế bào não bị tổn thương;

  • Bị tê liệt, mất khả năng vận động một số cơ hoặc một số bộ phận;

  • Mất khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và cử động của miệng, gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt.

  • Suy giảm trí nhớ, nhận thức, khả năng suy nghĩ, khó khăn khi diễn đạt bằng lời;

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, người đã từng trải qua cơn tai biến sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ thu mình và có thể bị trầm cảm.

Tham khảo thông tin bài viết: Đột quỵ có phải tai biến mạch máu não?

Thanh Huyền (tổng hợp) - Theo Báo tiền phong
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

Xem thêm